Con người phải tập sống chung với virus!

Nguyễn Thanh Lâm (*)| 16/07/2021 00:50

Nếu virus chỉ to bằng hạt cát, thì độ bao phủ của khoảng 100 triệu loại virus ở động vật, thực vật, đất, nước và những tảng băng tưởng chừng vĩnh cửu ở Bắc và Nam cực, kể cả dưới lớp sa mạc khoảng 200m…sẽ dày khoảng 15 km bao bọc trái đất.

Có thể nói virus còn nhiều hơn 100 triệu lần hằng hà sa số các ngôi sao trong vũ trụ bao la. Ước lượng virus có khoảng 10 nonillion tức là 10 lũy thừa 31 li ti của li ti.

a1dec984243ed060892f-7360-1626402870.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Virus rất đa dạng và kỳ bí!

Người ta thường nói “con virus” nhưng virus không phải là 1 sinh vật, không tự lai tạo hay giao phối để sanh con đẻ cái mà chỉ là vật thể ký sinh (parasitic) bám vào tế bào của một vật chủ để chiếm quyền kiểm soát việc copy nhân bản chính mình và tạo ra bao chuyển đổi kỳ bí. Virus khác với ký sinh trùng (parasite). Virus không là cơ thể sống, không trao đổi chất nhưng với vật chủ thích hợp, virus sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân, có khi trong mỗi 2 phút đã tăng gấp đôi. Nhưng may thay, phần lớn các đơn bào, đa bào, nấm hay vi khuẩn nảy sinh sau đó sẽ bị… chết, còn các bản copy nếu có sắc màu và độc lực cũng phai mờ.

Virus không chứa ribosome nên không thể tạo ra protein mà hoàn toàn phụ thuộc vật chủ ký sinh. Virus chèn vật liệu di truyền (AND, DNA) vào vật chủ và chiếm lấy chức năng của vật chủ đó. Virus thường gây nhiễm trùng toàn thân nhưng có những loại virus chỉ hại động vật chứ không hại người. 

Tầm sát thương mạnh nhất của virus mà con người được biết tới nay là RNA virus nằm ở một số loài linh trưởng, khỉ đột châu Phi (HIV khiến 33 triệu người chết tính từ 1983), tinh tinh (E.Coli, virus rừng Sika, khiến 5 triệu người chết), chuột lông và dơi ăn quả (các loại SARS do các chủng loại Conora gây ra) và nhiều nguyên nhân khác đang được truy tìm.

Người ta trông cậy vào con mắt của khoa học để tìm ra những biến thể mới của virus, vận dụng trí óc khoa học tích luỹ hàng triệu năm của homo sapiens (con người hiện đại) để hiểu cơ chế hoạt động và bản chất của các loài virus, nhất là các biến thể độc hại hiện nay của nCoV như Delta, Lambda, Epsilon và Kappa. Vì nhiều nguyên nhân trong đó có sự tàn phá môi trường thiên nhiên và biến đổi khí hậu, nhiều loại Virus hung bạo đã thoát ra khỏi giấc ngủ dài 3,5 tỷ năm để truyền từ động vật qua người. Mối nguy chưa biết có thể sẽ là virus truyền từ người qua các động vật khác.

Các nhà khoa học đã tìm ra virus vào lúc nào ?

Sau 3,5 tỷ năm virus đang nằm yên hay bay nhảy với vũ khúc tiến hoá sinh học của riêng mình, con người bằng con mắt thường không thể phát hiện ra virus! Bởi vì 10.000 virus đứng xếp hàng sát cạnh nhau cũng chỉ dài…1 milimet.

15385ec4b97e4d20146f-7950-1626402871.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Kính hiển vi dù đã được phát minh từ thế kỷ XVII, nhưng vẫn chưa tìm ra hết các loại vi trùng, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Virus lại càng khó vì nó nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần. Khoa học bắt đầu từ sự quan sát có phân tích, đưa ra giả thuyết, giả định và khoa học thực nghiệm đã nhảy vọt một bước ngàn vạn dặm khi đi sâu vào những chấm li ti.

Louis Pasteur và Robert Koch là hai nhà khoa học đầu tiên tạo nền tảng của khoa miễn nhiễm học/miễn dịch học, vi sinh vật học và cả virus học sau này.

Hồi năm 1885, với những thành quả nghiên cứu tiêm chủng, lên men vi sinh và thanh trùng, đặc biệt là công trình vaccine ngừa bệnh dại, loại vaccine đầu tiên của nhân loại, ông Louis Pasteur (1822-1895) đã được tôn vinh là Ân Nhân của Nhân Loại (Benefactor of Humanity). Còn ông Heinrich Herman Robert Koch (1843-1910) tới Nam Phi năm 1896 để nghiên cứu nguyên nhân của bệnh dịch virus Rinde (rinderpest) và mặc dù không tìm được nguyên nhân, ông cũng đã thành công trong việc hạn chế sự bùng phát của bệnh dịch bằng cách tiêm mật lấy từ túi mật của những con đã bị bệnh cho số gia súc khoẻ mạnh. Robert Koch nổi tiếng với việc trị bệnh lao và cho ra đời vaccine ngừa lao. Ông cũng là người đầu tiên nghĩ ra việc pha phẩm màu để nhìn thấy các siêu vi rõ hơn dưới kính hiển vi.

Những công trình liên quan đến virus của hai ông đã đặt nền móng cho ngành virus học, mặc dù lúc bây giờ chưa có sinh học phân tử và những nghiên cứu về gen và giải mã gen.

Hồi thế kỷ 19, bác sĩ Semmelweis ở Wien (Áo) đã đưa ra đề nghị rửa tay trước khi ăn hay uống thuốc và đã bị xem là bác sĩ mắc bệnh tâm thần, cho đến khi thực nghiệm về sự lây nhiễm được chứng minh.

Chặng đường nhìn thấy virus thật không dễ dàng và sự tình cờ đã giúp loài người phát hiện sự kỳ bí của virus, dù chưa đầy đủ.

Hồi năm 1892, ông Dimitri Ivanopski, một nhà khoa học Nga, đã lọc vi khuẩn của bệnh khảm ở cây thuốc lá (mosaic diesease) bằng 1 màng lọc nano tự chế. Thế nhưng, chất lỏng đã lọc vẫn chứa mầm bệnh. Ông đưa ra giả thuyết là có những hạt bé nhỏ hơn vi khuẩn còn tồn tại để gieo mầm bệnh. Virus là khái niệm được nghĩ đến từ đó. Trong tiếng La Tinh, virus có nghĩa là chất nhầy, chất mang độc tính cao. Mãi đến năm 1935, khoa học mới cô lập được tác nhân gây bệnh khảm trên cây thuốc, một phần lớn là nhờ phát minh ra kính hiển vi điện tử vào năm 1931.

Lấy năm phát minh ra kính hiển vi điện tử làm mốc lịch sử, ngành virus học mới trải qua 90 năm mà phải đương đầu với những bệnh truyền nhiễm dồn vào ngõ cụt (dead end infections) khi virus giống như “con ngựa thành Troy” bám vào vật chủ trung gian gây ra cảm cúm mùa, sốt vàng da, sốt Dengue, FSME (não), các loại SARS viêm đường hô hấp cấp, HIV, MERS, Sika, các biến chủng mới nCoV.

Con người phải tập sống chung với virus

Theo tổng kết mới nhất vào tháng 7/2021 của RKI (Đức), nếu trước đây 1 năm, hệ số lây nhiễm Covid 19 trung bình chỉ là 1,28 thì nay đã là 6,5 - 7 người. Vậy làm sao chẩn đoán và thiết lập cơ chế cảnh báo, phòng ngừa và phác đồ điều trị tối ưu bằng những phát minh mới tiện dụng và hiệu quả hơn? Dùng cảm biển sinh học để xét nghiệm nhanh, dùng thuốc xịt mũi để diệt virus? Hay cả nhân loại vẫn phải chạy theo dịch và tự mãn với cái đang có chứ chưa tìm thấy cái thật sự cần có?

127dc28d2537d1698826-2249-1626402871.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thế giới đang đau đầu tìm thuốc trị Covid 19. Thuốc quan trọng hơn vaccine. Các loại vaccine đều đang rơi vào tình trạng sử dụng khẩn cấp nên không thể bảo đảm 100%. Thuyết âm mưu đặt vấn để ảnh hưởng đến bộ gen (genome) vì dấu vết của khoảng 650 loại virus đã hiện hữu trong trình tự gen của homo sapiens.

Các ngành khoa học đang tập trung vào 200 loài virus quan trọng nhất để giải mã chúng, để tìm cách hỗ trợ hệ miễn dịch, lympho bào (bao gồm tế bào B và T) nhằm bảo vệ cơ thể tốt hơn .

Trong 3 phân kỳ thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid 19, phân kỳ 1 trả lời câu hỏi: vaccine này không gây ra hay ít gây ra tác dụng phụ (nhất là xác suất ảnh hưởng hệ thần kinh, bệnh đông máu và hội chứng GBS/ Guillain-Barré–Syndrom…). Phân kỳ 2 trả lời câu hỏi: vaccine này có hiệu quả thật sự không? – tức kháng thể tăng lên có mạnh mẽ và đủ sức chiến đấu bao nhiêu lâu để chống lại virus conora sinh sôi. Câu hỏi cuối của phân kỳ 3 là: vaccine này bảo vệ con người như thế nào?

Việc sống chung với virus là điều chắc chắn, vì virus đã tồn tại 3,5 tỷ năm như thế rồi, còn con người hiện đại có mặt trên trái đất khoảng 300.000 năm.

Con người hiện đại

Con người hiện đại bắt đầu đi bộ trên lục địa châu Phi khoảng 300.000 năm trước và là loài duy nhất thuộc giống Homo không bị tuyệt chủng. Homo sapiens là loài cao cấp nhất trong số tất cả các loài sống trên hành tinh. Hiện có hơn 7,8 tỷ người trên hành tinh và các nhà nghiên cứu dự đoán rằng sự tiến hóa của Homo sapiens chỉ có thể bị tuyệt chủng bởi một thảm họa cấp hành tinh.

(*) Điều phối viên trưởng dự án Chuyển giao công nghệ vaccine ngừa Covid-19 tại ASEAN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Con người phải tập sống chung với virus!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO