Căn cơ tính toán

LÂM ANH| 24/10/2012 00:30

Bước qua nhiều chao đảo trước các thông tin xấu, thị trường chứng khoán (TTCK) quý III chứng kiến sự suy yếu đáng kể của các chỉ số nhóm ngành cùng chiều đi xuống của thị trường. Chỉ có hai nhóm ngành thể hiện sự nổi trội đó là hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe.

Căn cơ tính toán

Bước qua nhiều chao đảo trước các thông tin xấu, thị trường chứng khoán (TTCK) quý III chứng kiến sự suy yếu đáng kể của các chỉ số nhóm ngành cùng chiều đi xuống của thị trường. Chỉ có hai nhóm ngành thể hiện sự nổi trội đó là hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe.

Đọc E-paper

Ngoại nhập cuộc 1.000 tỷ đồng

Trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế, sự phân hóa các nhóm ngành dự kiến tiếp tục diễn ra trong quý IV/2012 mà ưu thế vẫn nghiêng về nhóm ngành có tính phòng thủ cao, chống chọi tốt với khó khăn.

Cụ thể, giá cả đầu vào tăng, thị trường bó hẹp, tồn kho chất đống là lý do nhóm cổ phiếu ngành công nghiệp vẫn dẫn đầu đà giảm. Ba nhóm cổ phiếu theo vốn hóa đều ghi nhận mức lợi suất âm trong quý III so với thời điểm cuối quý II. Điểm đáng nói nhất là khả năng chống chịu khá tốt của nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa lớn so với nhóm trung bình và nhóm nhỏ.

Theo số liệu ngày 28/9, thị trường đóng cửa trong khi nhóm trung bình và nhỏ giảm tương ứng là 15,61% và 14,94% thì nhóm có mức vốn hóa lớn chỉ giảm 4,94%.

Động thái mua ròng 3 tháng liên tiếp trong quý III/2012 của nhà đầu tư nước ngoài cũng là ví dụ thể hiện sự chuyển động của thị trường. Cụ thể, NĐTNN mua ròng khoảng 144 tỷ đồng trên sàn TP.HCM và khoảng 129 tỷ đồng trên sàn Hà Nội.

So với những tháng trước đó, mức độ tham gia của khối ngoại kém sôi động hơn, nhưng điểm nổi bật chính là hoạt động tái cân đối danh mục đầu tư của hai Quỹ ETF Vietnam Market Vector và FTSE Vietnam.

Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của một quỹ mới (iShares MSCI Frontier 100 Index Fund) cũng tham gia giải ngân khoảng 5,9 tỷ đồng vào 6 cổ phiếu trên sàn HSX (gồm VIC, MSN, STB, DPM, VCB và CTG) trong tháng.

Thống kê trên sàn, các mã được mua ròng nhiều nhất của NĐT nước ngòai gồm GAS (gần 123 tỷ đồng), MSN (gần 89 tỷ đồng), SBT (gần 82 tỷ đồng), PVS (gần 81 tỷ đồng)... Trong 3 tháng (7, 8 và 9), giá trị mua ròng trên cả hai sàn của khối ngoại đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Dù không được xem là điểm tựa cho thị trường khi các chuyên gia cho rằng đó là bình thường và hợp lý sau quý II bán ròng đáng kể trước đó.

Tuy nhiên, theo dõi bước đi của khối này, dễ thấy cuộc chơi của NĐT nước ngoài đang dừng trên những nhóm ngành được ưu tiên từ chính sách hay có tính phòng thủ cao như dầu khí, hóa chất, hàng tiêu dùng, thực phẩm, mía đường và những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt như FPT, REE, HSG...

Nội mạnh tay phân hóa

Trước diễn biến của khối ngoại, NĐT trong nước cũng đang có những chiến lược rõ ràng hơn ở quý IV.

Một số cổ phiếu được nhiều NĐT lựa chọn và đánh giá cao trước đó giờ đây đang được giới này định giá lại và nhanh chóng loại ra khỏi danh mục đầu tư khiến thị trường có sự phân hóa nhóm ngành rất rõ ràng.

Ví dụ, sau quý III, NĐT không còn tin vào sự phục hồi của cổ phiếu PGD và loại cổ phiếu này ra khỏi danh mục do giá khí đầu vào của PGD bất ngờ bị điều chỉnh tăng mạnh trong năm nay.

PGS cũng bị loại khỏi danh sách do giá khí LPG biến động phức tạp đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty này. Ngoài ra, PHR cũng bị loại do giá cao su thiên nhiên sụt giảm mạnh.

Còn DPM bị loại ra khỏi danh sách là do giá cổ phiếu này đã tăng mạnh và gần đạt tới mức dự báo. Riêng KLS bị loại do lợi nhuận có thể sụt giảm mạnh bởi nguy cơ tăng trích lập dự phòng quý III cho danh mục đã đầu tư nửa đầu năm, lãi tiền gửi có thể giảm thấp do lãi suất giảm.

Việc EIB bị các NĐT hờ hững khiến giá cổ phiếu của Eximbank mất nhiều điểm. NĐT lo ngại ngân hàng này chịu những ảnh hưởng liên dới với những khó khăn mà ngân hàng ACB đang đối mặt.

Bên cạnh đó, thu nhập lãi từ thị trường liên ngân hàng đóng vai trò khá nòng cốt trong tổng thu nhập từ EIB, do đó, trong bối cảnh khó khăn này, EIB sẽ khó khăn hơn trong việc duy trì tăng trưởng cũng như đề kháng yếu với những ảnh hưởng mang tính dây chuyền.

Bên cạnh việc loại bỏ cổ phiếu, NĐT nhanh chóng lựa chọn các mã thuộc nhóm ngành được kỳ vọng giá mục tiêu điều chỉnh tăng trong thời gian tới. Một số mã có khối lượng giao dịch biến động bao gồm VNM, HPG, SBT, DRC, PVD, PVS, FPT, HSG, MBB, HCM... Trong đó, nổi bật về khối lượng dư mua vẫn thuộc về các nhóm ngành hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, lý do lựa chọn của NĐT hiện nay khá đơn giản, đó là nền tảng đầu tư vững chắc và thuộc những mặt hàng nhu yếu phẩm. Ví dụ, VNM được đánh giá có khả năng tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ trong thời gian dài. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục tăng trưởng cao bất chấp khó khăn của nền kinh tế.

Với kết quả ổn định như trên, theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, lũy kế 6 tháng, VNM đạt 12.887 tỷ đồng doanh thu và 2.776 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Dễ thấy, khả năng đạt lợi nhuận cả năm là 4.690 tỷ đồng nằm trong tầm tay của công ty. Ước tính tính khả năng lợi nhuận sau thuế của VNM năm 2012 vào khoảng 5.264 tỷ đồng, cao hơn 12,2% so với kế hoạch.

Đối với SBT, công ty này có hoạt động kinh doanh ổn định và khả năng tăng trưởng sản lượng tốt. Vụ năm 2012 – 2013, diện tích vùng nguyên liệu có khả năng mở rộng lên 15 ngàn ha, ngoài ra còn có khoảng 2,3 ngàn ha đang đầu tư tại Campuchia.

Dù có nhiều dự báo giá đường sẽ giảm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, nhưng không quá nhiều như các doanh nghiệp mía đường khá do SBT chỉ sản xuất RE, có tỷ suất lợi nhuận khá cao...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Căn cơ tính toán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO