TP.HCM vẫn cần 127.000 - 147.000 nhân lực từ nay đến cuối năm

Ngọc Thoại| 24/07/2021 07:08

Dù tình hình dịch bệnh có diễn tiến theo chiều hướng tốt hay không tốt thì TP.HCM vẫn còn thiếu từ 127.000 - 147.000 lao động từ nay đến cuối năm, đặc biệt là vào quý III và IV, theo báo cáo gần đây của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM (FALMI) trưc thuộc Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội TP.HCM.

TP.HCM vẫn cần 127.000 - 147.000 nhân lực từ nay đến cuối năm

Dự báo này được đưa ra trong Báo cáo Thị trường lao động 6 tháng đầu năm - Dự báo nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 tại TP.HCM do FALMI công bố ngày 20/7. Những số liệu có được dựa trên cơ sở dữ liệu khảo sát nhu cầu nhân lực và ứng dụng phương pháp dự báo chuỗi thời gian ARIMA trên phần mềm thống kê SPSS để xác định mô hình, ước lượng các tham số của mô hình, kiểm định phần dư và dự báo dựa vào mô hình lựa chọn.

Theo đó, tại kịch bản thứ nhất, dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc nếu tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là khu vực dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải…); khu vực công nghiệp - xây dựng (ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…). 

Xu hướng việc làm trong 6 tháng cuối năm 2021 tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như: Kinh doanh thương mại cần khoảng 26.048 chỗ làm việc (20,51%); CNTT - điện tử cần khoảng 8.903 chỗ làm việc (chiếm 7,01%); Dịch vụ cá nhân - chăm sóc sức khỏe và y tế cần khoảng 8.319 chỗ làm việc (6,55%); Dệt may - da giày cần khoảng 7.785 chỗ làm việc (6,13%); Marketing cần khoảng 7.353 chỗ làm việc (5,79%); Chế biến lương thực - thực phẩm cần khoảng 7.125 chỗ làm việc (5,61%). 

Tại các nhóm ngành còn lại chiếm dưới 4% tổng nhu cầu, bao gồm các lĩnh vực như: Kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng cần khoảng 5.105 chỗ làm việc (4,02%); Hành chính văn phòng cần khoảng 4.966 chỗ làm việc (3,91%); Kinh doanh tài sản - bất động sản cần khoảng 4.763 chỗ làm việc (3,75%); Vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng cần khoảng 4.394 chỗ làm việc (3,46%); Du lịch - lưu trú và ăn uống cần khoảng 4.394 chỗ làm việc (chiếm 3,46%); Tài chính - tín dụng - ngân hàng cần khoảng 3.835 chỗ làm việc (chiếm 3,02%); Cơ khí cần khoảng 3.124 chỗ làm việc (chiếm 2,46%); Kế toán - kiểm toán cần khoảng 2.946 chỗ làm việc (chiếm 2,32%); Hóa chất - nhựa - cao su cần khoảng 2.692 chỗ làm việc (chiếm 2,12%).

Còn theo kịch bản thứ hai, nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 147.000 chỗ làm việc. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tích cực tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, với việc triển khai tiêm chủng vaccine và kiểm soát tốt dịch tễ, tình hình DN khởi sắc trong những tháng cuối năm 2021, đặc biệt là thời điểm gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu dịp lễ Tết, cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng lao động ngừng việc, mất việc. 

Tuy nhiên khu vực dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch), khu vực công nghiệp (ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ) vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thương (xuất - nhập) bị gián đoạn. 

Xu hướng việc làm trong 6 tháng cuối năm 2021 tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như: Kinh doanh thương mại cần khoảng 30.150 chỗ làm việc (20,51%); CNTT - điện tử cần khoảng 10.305 chỗ làm việc (chiếm 7,01%); Dịch vụ cá nhân - chăm sóc sức khỏe và y tế cần khoảng 9.629 chỗ làm việc (6,55%); Dệt may - da giày cần khoảng 9.011 chỗ làm việc (6,13%); Marketing cần khoảng 8.511 chỗ làm việc (5,79%); Chế biến lương thực - thực phẩm cần khoảng 8.247 chỗ làm việc (5,61%); 

Các nhóm ngành còn lại chiếm dưới 4% tổng nhu cầu, bao gồm ngành Kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng cần khoảng 5.909 chỗ làm việc (4,02%); Hành chính văn phòng cần khoảng 5.748 chỗ làm việc (3,91%); Kinh doanh tài sản - bất động sản cần khoảng 5.513 chỗ làm việc (3,75%); Vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng cần khoảng 5.086 chỗ làm việc (3,46%); Du lịch - lưu trú và ăn uống cần khoảng 5.086 chỗ làm việc (chiếm 3,46%); Tài chính - tín dụng - ngân hàng cần khoảng 4.439 chỗ làm việc (chiếm 3,02%); Cơ khí cần khoảng 3.616 chỗ làm việc (chiếm 2,46%); Kế toán - kiểm toán cần khoảng 3.410 chỗ làm việc (chiếm 2,32%); Hóa chất - nhựa - cao su cần khoảng 3.116 chỗ làm việc (chiếm 2,12%).

Ảnh hưởng của đại dịch

Bên cạnh những tín hiệu khả quan từ phát triển kinh tế - xã hội, thị trường sức lao động TP.HCM trong những tháng đầu năm cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ đến lao động - việc làm, tỷ lệ lao động ngừng việc, mất việc có xu hướng tăng. 

DN-bi-anh-huong-boi-covid-19-9374-162712

DN ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo ngành kinh tế (%)

Nhu cầu tuyển dụng của DN cũng khắt khe hơn để xây dựng nguồn lực đủ mạnh đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển, yêu cầu đối với công tác tuyển dụng nhân sự cũng cao hơn cả về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề và thái độ làm việc đây cũng chính là thách thức lớn đối với người lao động.

Kết quả khảo sát của Trung tâm cũng cho thấy, tỷ lệ DN dự kiến cắt giảm lao động 6 tháng cuối năm 2021 chiếm 46,47% tổng số DN khảo sát. Trong đó, DN chủ yếu cắt giảm lao động trong quý III, thời điểm quý IV phần lớn các DN đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu dịp lễ, Tết, điều này dẫn đến thị trường lao động trong những tháng cuối năm sẽ sôi động hơn.

Trong 4.140 DN khảo sát thì có 1.924 DN trả lời dự kiến cắt giảm lao động trong 6 tháng cuối năm 2021, chiếm 46,47% tổng số DN khảo sát.

Theo loại hình DN thì trong tổng số 1.924 DN dự kiến cắt giảm lao động trong 6 tháng cuối năm 2021, có 1.794 DN ngoài nhà nước (chiếm 93,24%); có 104 DN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5,41%); có 26 DN nhà nước, DN có vốn nhà nước (chiếm 1,35%).

Còn nếu dựa trên nhóm ngành kinh tế thì trong tổng số DN dự kiến cắt giảm lao động ở 6 tháng cuối năm tập trung chủ yếu ngành: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (có 559 DN dự kiến cắt giảm lao động, chiếm 29,06%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (có 294 DN, chiếm 15,28%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (có 237 DN, chiếm 12,32%); Xây dựng (có 200 DN, chiếm 10,4%); Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ (có 187 DN, chiếm 9,72%); Vận tải kho bãi (có 117 DN, chiếm 6,08%); Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (có 113 DN, chiếm 5,87%)…

Các yếu tố ảnh hưởng đối với tình hình hoạt động của DN được đưa vào khảo sát gồm 04 yếu tố sau: thiếu vật tư, nguyên liệu sản xuất; khó khăn về vốn; khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm; chính sách hỗ trợ chưa kịp thời.

Trong tổng số 3.428 DN bị ảnh hưởng thì có 5.535 lượt đánh giá của DN đối với 04 yếu tố trên, trong đó tập trung chủ yếu ở khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm có 3.333 lượt (chiếm 60,21%); khó khăn về vốn có 1.211 lượt (chiếm 21,88%); thiếu vật tư, nguyên liệu sản xuất có 524 lượt (chiếm 9,47%); chính sách hỗ trợ chưa kịp thời có 467 lượt đánh giá (chiếm 8,44%).

kho-khan-DN-doi-mat-trong-dai-7001-6862-

Các yếu tố ảnh hưởng đối với tình hình hoạt động DN (%)

Về hình thức cắt giảm lao động thì phần lớn DN áp dụng hình thức giảm giờ làm việc/nghỉ luân phiên với 1.152 lượt DN (chiếm 44,7%); tạm thời cho người lao động nghỉ việc có hỗ trợ một phần tiền lương với 451 lượt DN (chiếm 17,5%); tạm thời cho người lao động nghỉ việc không hỗ trợ tiền lương với 428 lượt DN (chiếm 16,61%); cho lao động thôi việc với 546 lượt DN (chiếm 21,19%).

Riêng đối với DN áp dụng hình thức cho lao động thôi việc thì có 689 lượt DN dự định sẽ hỗ trợ kinh phí mất việc làm cho người lao động (chiếm 28,93%); có 467 lượt DN dự định hỗ trợ làm thủ tục hưởng gói trợ cấp hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ (chiếm 19,61%); có 396 lượt DN lựa chọn hình thức khác (chiếm 16,62%) và có 830 lượt DN dự kiến không hỗ trợ đối với lao động thôi việc (chiếm 34,84%).

Số DN dự kiến cắt giảm lao động trong 6 tháng cuối năm 2021 theo ngành kinh tế

TT

Tên ngành kinh tế

Số doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động

Tỷ lệ %

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

5

0,26

2

Công nghiệp chế biến, chế tạo

294

15,28

3

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

2

0,1

4

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

12

0,62

5

Xây dựng

200

10,4

6

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

559

29,06

7

Vận tải kho bãi

117

6,08

8

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

237

12,32

9

Thông tin và truyền thông

63

3,27

10

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

8

0,42

11

Hoạt động kinh doanh bất động sản

42

2,18

12

Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ

187

9,72

13

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

113

5,87

14

Giáo dục và đào tạo

40

2,08

15

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

16

0,83

16

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

16

0,83

17

Hoạt động dịch vụ khác

13

0,68

Tổng cộng:

1.924

100

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TP.HCM vẫn cần 127.000 - 147.000 nhân lực từ nay đến cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO