Năng lượng hút đầu tư ASEAN

HÀ ANH| 07/08/2013 05:05

Các nhà đầu tư khu vực ASEAN đang cho thấy chiến lược đầu tư nhắm vào ngành năng lượng của Việt Nam, trong đó nổi bật là nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia.

 Năng lượng hút đầu tư ASEAN

Các nhà đầu tư khu vực ASEAN đang cho thấy chiến lược đầu tư nhắm vào ngành năng lượng của Việt Nam, trong đó nổi bật là nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia.

Đọc E-paper

SGC công bố dự án hóa dầu trị giá 4,5 tỷ USD

Theo thống kê, hiện Singapore là nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với tổng mức đầu tư gần 30 tỷ USD. Điểm nổi bật của đầu tư Singapore là 4 khu công nghiệp và khu công nghiệp thứ 5 sẽ sớm được khởi công trong năm nay.

Nếu như Singapore tập trung vào khu công nghiệp, thì những nhà đầu tư từ các quốc gia khác lại đang hướng đến lĩnh vực hóa dầu và điện năng. Riêng về hạng mục hóa dầu, Thái Lan đang trở thành nhà đầu tư đình đám nhất.

Sau dự án Nhà máy Lọc dầu Long Sơn trị giá 4,5 tỷ USD được Tập đoàn SCG (Thái Lan) tái khẳng định tiến hành trong năm 2012, mới đây, "siêu dự án" Nhà máy Lọc dầu tại Bình Định trị giá 27 tỷ USD cũng do một tập đoàn Thái Lan theo đuổi, càng gây chú ý.

Có lẽ các dự án đầu tư đình đám của nhà đầu tư Thái Lan đã "kích thích" xu hướng đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam cho các nhà đầu tư đến từ quốc gia khác trong khu vực.Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương và Tập đoàn Toyo Ink (Malaysia) vừa ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2.

Theo biên bản ghi nhớ, dự án BOT có công suất dự kiến 2.000MW gồm 2 tổ máy 1.000MW, xây dựng tại huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang), sử dụng than nhập khẩu. Tổ máy thứ nhất sẽ vận hành vào quý IV/2021 và toàn bộ nhà máy sẽ vận hành thương mại vào quý II/2022.

Cùng lúc, Công ty Than quốc doanh Bukit Asam (PTBA) của Indonesia đang có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam. Tổng giám đốc Bukit Asam, ông Milawarma vừa cho biết, PTBA có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Myanmar và Việt Nam - hai thị trường tiềm năng có nhu cầu lớn về điện năng để đáp ứng phát triển của nền kinh tế.

Theo ông Milawarma, tại Việt Nam, ngoài xây dựng nhà máy điện, PTBA còn dự định mở rộng hợp tác về khai thác và cung cấp than. Trong nửa đầu năm nay, Công ty đã bán cho Việt Nam 500.000 tấn than, và đã có cuộc tiếp xúc với đại diện Bộ Công Thương Việt Nam tìm hiểu các vấn đề liên quan đến dự định hợp tác, đầu tư tại đây.

Ông Milawarma khẳng định PTBA nhìn thấy cơ hội rất lớn về xuất khẩu than cũng như nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư tiềm năng khác tại Việt Nam. Tại Myanmar, PTBA đã tìm được đối tác địa phương để đầu tư 320 triệu USD, hợp tác xây dựng các nhà máy điện chạy than.

Trước khi có làn sóng đầu tư vào ngành năng lượng, các nhà đầu tư Thái Lan, Indonesia đã đầu tư, thâu tóm một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Việt Nam là xi măng, vật liệu xây dựng, sơn...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Năng lượng hút đầu tư ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO