Sự cố AirAsia và bản lĩnh xử lý khủng hoảng của Joko Widodo

LÂM NGHI| 06/01/2015 06:31

Widodo đã cho thấy bản lĩnh của mình qua cách xử lý khủng hoảng vụ máy bay Air Asia QZ8501 bị rơi.

Sự cố AirAsia và bản lĩnh xử lý khủng hoảng của Joko Widodo

Trong chiến dịch tranh cử vào vị trí tổng thống năm rồi, Joko Widodo đã hứa sẽ mang đến một Indonesia tươi sáng và vững chắc hơn về tài chính.

Ngay sau đó, ông cùng nội các của mình đã phải đối diện với khủng hoảng quốc tế đầu tiên khi máy bay QZ8501 của AirAsia bị rơi vào sáng 28/12. Và ông đang từng bước hiện thực hoá lời hứa của mình.

Cách ứng phó với khủng hoảng nói lên rất nhiều điều, và Widodo đã cho thấy bản lĩnh của mình sau sự cố máy bay nói trên.

Khi các hãng truyền thông đưa tin báo vào ngày 28/12 rằng chiếc Airbus A320 chở 162 hành khách đang bay từ Surabaya (Indonesia) đến Singapore đột ngột mất tích, Widodo đã ngay lập tức đứng ra điều phối nỗ lực tìm kiếm và giải cứu nạn nhân, yêu cầu bản tường trình về hệ thống an toàn hàng không và kêu gọi các tổ chức nghiên cứu khí tượng cung cấp thêm thông tin về thời tiết để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn.

>>Máy bay AirAsia có thể đã rơi ngoài khơi Sumatra

>>Tìm thấy 6 thi thể, một nạn nhân là tiếp viên AirAsia

Chính quyền Widodo cũng thường xuyên cập nhật thông tin cho công chúng và Widodo đã kêu gọi được sự hỗ trợ tìm kiếm từ các quốc gia Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Úc và cả Trung Quốc lẫn Mỹ. Cách đón những chiếc tàu quân sự của Mỹ và Trung Quốc đến vùng biển của Indonesia đã cho thấy sự tự tin của Widodo trong vai trò lãnh đạo cuộc tìm kiếm.

Widodo là tổng thống thứ 5 kể từ sau khi chính quyền Suharto sụp đổ vào năm 1998, nhưng là vị tổng thống đầu tiên không có danh thế "hoàng tộc" điều hành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Bloomberg nhận định.

Vì Widodo không phải là thành viên của một gia đình danh thế hay trưởng thành từ quân đội nên ông không bị kiềm kẹp bởi những lợi ích nhóm mà tập trung đưa kinh tế Indonesia tăng trưởng 5% trong năm qua. Điều này là lợi thế cho Widodo để từng bước tháo gỡ những dấu vết còn sót lại trong suốt 32 năm trị vì của Suharto, giúp xây dựng và gia tăng sự cạnh tranh cho Indonesia.

Là thành viên chính phủ tại Jakarta từ năm 2012, Widodo đã tạo ra những bước tiến lớn về minh bạch tại Indonesia. Ông đã trực tuyến hóa toàn bộ quy trình chi tiêu ngân sách quốc gia và thu thuế. Hiện ông đang tiếp tục mở rộng các dịch vụ điện tử trong quy trình hoạt động hành chính tại Indonesia nhằm giảm thiểu khả năng tham nhũng và nâng cao hiệu quả trong xử lý công việc.

Widodo cũng mở rộng cửa cho quy trình cấp giấy phép để phát triển ngành công nghiệp hạ tầng, khai khoáng và trồng trừng. Những nỗ lực này của Widodo nhằm vào mục tiêu làm sạch môi trường kinh doanh và chính sách chính trị của quốc gia.

>>Joko Widodo và cơ hội mới cho Indonesia

Trước khi tổng thống tiền nhiệm, Susilo Bambang Yudhoyono thực hiện những bước đi đầu tiên để xử lý vấn nạn tham nhũng thì Indonesia đã đứng thứ 22 trong danh sách các quốc gia có nhận thức cao về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Trong danh sách này Indonesia đứng sau Ấn Độ.

Những nỗ lực hiện tại của Widodo là điều chính phủ Indonesia cần để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Widodo cũng quan tâm đến việc chuyển hướng nguồn lợi nhuận khan hiếm của nền kinh tế để đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và xóa đói giảm nghèo.

Sự cởi mở và quyết đoán của Widodo trong việc xử lý trường hợp của máy bay QZ8501 đã mang thêm lý do để người dân Indonesia tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn cho đảo quốc này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sự cố AirAsia và bản lĩnh xử lý khủng hoảng của Joko Widodo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO