R&D tại châu Á: Lợi thế từ khủng hoảng

YẾN MAI| 09/06/2009 03:58

Những khó khăn kinh tế đã và đang trở thành động lực thúc đẩy nhiều công ty châu Á quan tâm hơn đến các hoạt động cắt giảm chi phí. Vì vậy, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đang được tận dụng để tạo thành lợi thế cho các doanh nghiệp khu vực.

R&D tại châu Á: Lợi thế từ khủng hoảng

Những khó khăn kinh tế đã và đang trở thành động lực thúc đẩy nhiều công ty châu Á quan tâm hơn đến các hoạt động cắt giảm chi phí. Vì vậy, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đang được tận dụng để tạo thành lợi thế cho các doanh nghiệp khu vực.

Khủng hoảng toàn cầu cũng là cơ hội để các công ty Trung Quốc (TQ) và Ấn Độ mở rộng thị trường nước ngoài, nơi người tiêu dùng đang phải cân nhắc chọn lựa các mặt hàng giá rẻ hơn.

Chính vì vậy, khủng hoảng kinh tế cũng là động lực thúc đẩy các công ty châu Á đầu tư nhiều hơn cho các công nghệ mới nhằm cắt giảm chi phí và hạ giá thành. Do đó, hoạt động sáng tạo được đẩy lên vị trí cao hơn, đặc biệt là trong các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D).

Tại châu Á, có lẽ ví dụ điển hình nhất là hãng xe Tata Motors Ấn Độ khi tung ra dòng xe Nano có giá chỉ 2.100USD. Phiên bản mới dự kiến sẽ được bán rộng rãi tại châu Âu và Mỹ trong hai năm tới.

Trong khi đó, TQ đã gần đuổi kịp Nhật Bản trong đầu tư R&D: trên 300 công ty đa quốc gia đã mở trung tâm R&D tại đây. Nhiều công ty bắt đầu sử dụng kỹ sư và nhà khoa học TQ, vốn chỉ nhận mức lương bằng một phần tư các đồng nghiệp tại châu Âu hay tại Mỹ.

Hiện nay các trung tâm này thiết kế và sản xuất hàng cho thị trường cả thế giới. Công ty điện tử BYD gây bất ngờ khi phát triển dòng pin lithium-ion rẻ tiền và dễ sử dụng hơn, giá thành giảm từ 40USD xuống còn 12USD.

Các công ty đại lục khác như ZPMC và Zhongxing Medical cũng có những phát minh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước cắt giảm chi phí. Zhongxing Medical, mua công nghệ từ ngành vũ trụ để sản xuất máy chiếu tia X. Hiện nay, công ty này đang sản xuất gần 1/10 thiết bị lắp ráp máy chiếu tia X của hai hãng GE và Phillips.

Rõ ràng, trong khi khủng hoảng tài chính đã khuyến khích đầu tư tư nhân trong một số ngành công nghiệp và thị trường, ngành môi trường và năng lượng tái tạo châu Á lại được hưởng lợi từ các gói kích cầu của chính phủ.

Các thị trường chính của châu Á - Thái Bình Dương từ Úc đến TQ và từ Nhật Bản đến Hàn Quốc đang ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc tìm kiếm các chất xúc tác đẩy mạnh các dự án năng lượng tái tạo.Với tốc độ đầu tư như hiện nay, dự báo, đến năm 2012, châu Á có thể vượt qua châu Mỹ và châu Âu để trở thành thị trường lớn nhất cho các dự án năng lượng tái tạo.

Ngân hàng HSBC ước tính chi tiêu vào các dự án môi trường, tiết kiệm năng lượng chiếm tới 20%, tương đương 272 tỷ USD trong gói kích cầu châu Á, gấp hai lần đầu tư cho các dự án xanh ở châu Mỹ và gấp 5 lần ở châu Âu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
R&D tại châu Á: Lợi thế từ khủng hoảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO