Nước Mỹ đo đếm "tài sản vô hình"

PHẠM TÂM (THEO THE ECONOMIST)| 08/08/2013 07:40

Nền kinh tế 16 ngàn tỷ USD của Mỹ có thể được định giá lại khi các nhà kinh tế đưa ra thuật ngữ mới liên quan đến tài sản vô hình.

Nước Mỹ đo đếm

Nền kinh tế 16 ngàn tỷ USD của Mỹ có thể được định giá lại khi các nhà kinh tế đưa ra thuật ngữ mới liên quan đến tài sản vô hình.

>> "Làn sóng đầu tư thứ tư" của doanh nghiệp Mỹ
>> Người Mỹ giàu không phải từ kinh doanh
>> 9 lý do kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thống trị thế giới

Tổng thống Obama thăm nhà máy điện Mặt trời tại Nevada

Các chuyên gia kinh tế Mỹ sẽ sớm viết lại lịch sử kinh tế nước này khi công bố các con số chính thức về quy mô, tỷ lệ sản phẩm nội địa suốt từ năm 1929 trở lại đây sau một thời gian dài nghiên cứu.

Điểm thay đổi lớn nhất có lẽ là tái phân loại nghiên cứu và phát triển, hoạt động vốn không còn được coi là một chi phí đơn thuần như các loại chi phí tiền điện, hay hóa đơn ăn uống mà sẽ được tính trên sổ sách của chính phủ như một loại hình đầu tư, dưới hình thức giống như xây một nhà máy, hay khai thác một mỏ khoáng sản. Được coi là ghi nhận đáng kể cho sở hữu trí tuệ, các tác phẩm nghệ thuật nguyên bản như phim ảnh, âm nhạc hay sách cũng sẽ lần đầu được coi là một loại tài sản cố định.

GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là thước đo chính của nền kinh tế, tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Ngành nghiên cứu phát triển chưa bao giờ được tính trong chỉ số này. Nó luôn được coi là một khoản "chi phí” làm giảm lợi nhuận. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke cho biết trong một bài phát biểu năm 2011: "Nếu đo đếm được vai trò của hoạt động sáng tạo trong nền kinh tế, chúng tôi sẽ đầu tư thúc đẩy phát triển các hoạt động này". Hiệu quả thấy gần như ngay lập tức: GDP tăng thêm 22,7% khi Chính phủ Mỹ bắt đầu coi nghiên cứu phát triển là các hoạt động đầu tư.

Giữa thập niên 1930 và 1940, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter đã khẳng định "đổi mới là cốt lõi của sự phát triển". Các doanh nghiệp thành công, theo ông là các doanh nghiệp biết cách đổi mới sản phẩm, đặc định hóa và bán lại với giá cao hơn sản phẩm thông thường trên thị trường. Là nước phát triển hàng đầu về nghiên cứu phát triển, sự thịnh vượng của Mỹ có đóng góp đáng kể từ các phát minh, bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu, thiết kế, các tạo phẩm văn hóa cũng như quy trình kinh doanh.

Để biết rõ hơn về các yếu tố này, một người có thể thấy vai trò đáng kể của nó thông qua bảng cân đối kế toán công bố đại chúng của Apple: tài sản, nhà máy, thiết bị, các tài sản lớn nhất của thời đại tiền công nghiệp, chỉ đáng giá 15 tỷ USD trong tổng tài sản 400 tỷ USD của tập đoàn này, tương ứng 4%. Con số này ở Hãng Phim Time Warner và Công ty Dược phẩm Pfizer chỉ có giá trị 7%.

Nhờ vào sức mạnh của sáng kiến, 9 trên 10 công ty có giá trị lớn nhất thế giới đều là công ty Mỹ. Danh sách tài sản hữu hình lớn nhất chỉ cho thấy 3 công ty đến từ Mỹ, theo công bố của Bloomberg. Nếu các hình thức đầu tư vào tài sản vô hình được ghi nhận chính thức thì giá trị của nó sẽ vượt xa các giá trị hữu hình.

Tài sản vô hình sẽ bao gồm việc xây dựng thương hiệu, đào tạo nhân lực, sự phát triển của thực tiễn quản lý theo phong cách tiên tiến như quản lý chất lượng chẳng hạn, đây đều là các yếu tố đáp ứng đủ yêu cầu định nghĩa một khoản đầu tư, vì nó sẽ sinh lời trong các năm tiếp theo.

Hiện nay, Chính phủ Mỹ vẫn coi các khoản này là chi phí chứ chưa phải đầu tư, nguyên nhân có lẽ do việc tính toán xem hiệu quả cụ thể và mức độ tác động đến kết quả đầu ra thế nào còn khó có kết luận chính xác. Việc này khiến sự thống nhất tính toán giá trị kinh tế bị lùi lại một bước đáng kể. Rất nhiều khoản các chuyên gia thống kê đành phải ước lượng hoặc khái quát, đặc biệt với các tài sản như tác phẩm nghệ thuật.

Để tính giá trị, nhiều khoản họ buộc phải đưa ra giá trị dựa trên tính toán về chi phí sản xuất. Cách này đặc biệt thiếu cơ sở khi tính toán giá trị của phim bom tấn Hollywood. Nhiều bộ phim chi phí khiêm tốn nhưng có lãi phát hành rất cao và ngược lại. Tiếp đó, tính khấu hao cũng là vấn đề mà phương pháp này thiếu đề cập. Ý tưởng rõ ràng không bị ăn mòn như kim loại, nhưng chúng mất đi giá trị nếu bị sao chép và thay thế. Theo phân tích, một năm khấu hao "khoán" của ý tưởng và nghiên cứu phát triển mảng dược là 10%, thiết kế máy tính là 36%, 9% cho phim và 27% cho âm nhạc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nước Mỹ đo đếm "tài sản vô hình"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO