Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ Brexit?

THÁI BẢO| 05/07/2016 05:38

Trong lúc EU đang đau đầu về các giải pháp bình ổn kinh tế sau cuộc trưng cầu dân ý ở Anh ngày 23/6, việc nước Anh rời EU (Brexit) cũng đã gợi lên nhiều hình dung khác về quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa những nước lớn.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ Brexit?

Trong lúc Liên minh châu Âu (EU) đang đau đầu về các giải pháp bình ổn kinh tế sau cuộc trưng cầu dân ý ở Anh ngày 23/6, việc nước Anh rời EU (Brexit) cũng đã gợi lên nhiều hình dung khác về quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa những nước lớn.

Đọc E-paper

Thủ tướng Anh David Cameron trong tuyên bố từ chức tuần trước cho rằng “Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo al-Baghdadi (IS) hẳn là những người hạnh phúc khi thấy Anh rời EU”. Nhưng ông Putin cho rằng việc Anh rời EU sẽ mang lại nhiều hậu quả cho nước Anh, cho toàn bộ châu Âu và tất nhiên là cho cả nước Nga. Với bình luận đó, ông Putin khẳng định Nga sẽ cố gắng hạn chế những tác động của việc Anh rời EU tới nền kinh tế Nga.

Nga và EU vốn có mối quan hệ không tốt trong mấy năm qua. Nga vẫn xem nước Anh là bên “năng nổ” nhất trong các yêu cầu trừng phạt kinh tế áp lên Moscow vì vụ sáp nhập bán đảo Crimea và giao tranh ở miền đông Ukraine.

Sau Brexit, EU có thể sẽ suy yếu hơn về vị thế kinh tế, chính trị và sẽ mở ra thời cơ để bình thường hóa quan hệ với Nga, theo một bài viết trên tạp chí Fortune (Mỹ) ngày 28/6.

Điều này có vẻ phù hợp với những diễn biến trước khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh diễn ra. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới St. Petersburg gần đây, Tổng thống Nga Putin đã có những tín hiệu cho biết Nga sẵn sàng nối lại mối quan hệ với phương Tây, bất chấp EU có tiếp tục áp lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga hay không.

Cũng quãng thời gian đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Jean-Claude Juncker đã đến Nga, nói rằng “sẵn sàng bắt những chiếc cầu nối” để Nga và EU xích lại nhau.

Đối với Trung Quốc, mọi chuyện được mổ xẻ theo hai hướng. Đầu tiên, hãng tin AP dẫn lời ông Zhang Lihua, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Trung Quốc và châu Âu tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, khẳng định cái lợi của Trung Quốc hậu Brexit là mối quan hệ tốt với cả Anh lẫn EU. Trong đó Anh cần sớm có những biện pháp đầu tư, giải quyết tình trạng lao động và thiếu sót từ những hạn chế thương mại, đi lại khi không còn là thành viên EU.

Tuy nhiên ở góc độ khác, đài CNN ngày 28/6 nhận định rằng cái gọi là “giai đoạn vàng trong mối quan hệ” giữa Anh và Trung Quốc bị đe dọa sau Brexit. Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Vương quốc Anh và ký kết nhiều hợp đồng quan trọng. Điều này khiến London có thể xem Bắc Kinh là giải pháp hiệu quả cho kinh tế sau khi “chọc giận” EU và Mỹ.

Tuy nhiên, với việc Thủ tướng David Cameron, người tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rời ghế, chính trường Anh sẽ xáo trộn bên cạnh việc Trung Quốc cân nhắc lại lợi ích của mình.

Việc đồng bảng Anh tụt giá thê thảm cùng sự biến động của nhân dân tệ khiến Trung Quốc không thể quá kỳ vọng vào Anh. Tỷ phú bất động sản Wang Jianlin, người đang đầu tư ở Vương quốc Anh đã cảnh báo rằng “Brexit không phải là một lựa chọn khôn ngoan”.  

>Người Anh đã quyết rời khỏi EU

>Người Anh bắt đầu hối hận vì Brexit

>Người dân châu Âu lo ngại Brexit hơn cả người Anh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ Brexit?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO