Mại dâm ở Châu Âu chưa thôi nhức nhối

THỤY KHA| 26/08/2015 00:50

Những tranh cãi về việc hợp thức hóa mại dâm lại dấy lên khiến tại nhiều nước châu Âu.

Mại dâm ở Châu Âu chưa thôi nhức nhối

Những tranh cãi về việc hợp thức hóa mại dâm lại dấy lên khiến tại nhiều nước châu Âu.

Đọc E-paper

Tuần trước, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AL) đã thông qua nghị quyết gây tranh cãi khắp thế giới: không trừng phạt người bán dâm lẫn kẻ chăn dắt và khách mua dâm. Ông Thomas Schultz-Jagow, Giám đốc Truyền thông của AI, giải thích nghị quyết nhằm lập ra "khuôn khổ pháp lý mà trong đó tất cả các thành tố của nghề kinh doanh tình dục sẽ được miễn trừng phạt" vì việc "hình sự hóa đối với nghề kinh doanh tình dục đồng thuận giữa những người trưởng thành có thể dẫn đến những xâm phạm về quyền của người làm nghề kinh doanh tình dục".

Thực tế, luật pháp về mại dâm khác nhau ở nhiều quốc gia. Chẳng hạn, tại Anh, bán dâm là hợp pháp, nhưng môi giới và chứa chấp mại dâm là phạm pháp, trong khi ở Mỹ, mại dâm được coi là bất hợp pháp ở tất cả các bang, trừ tiểu bang Nevada. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều kêu gọi hợp pháp hóa mại dâm, đặc biệt là ở một số nước châu Âu. Đề nghị của AL tiếp sau đề nghị tương tự của Tổ chức Y tế Thế giới và UNAIDS. Hợp pháp hóa mại dâm là một ý tưởng tốt hay không?

Dù câu trả lời còn gây tranh cãi thì quyết định của AL đã nhận phải một phản đối quyết liệt từ Liên minh Chống buôn bán phụ nữ, kèm chữ ký của các diễn viên Meryl Streep và Lena Dunham, vì cho rằng "thừa nhận mại dâm sẽ tạo ra sự phân biệt giới tính một cách có hệ thống". Những người phản đối còn cho rằng, nếu coi mại dâm như một nghề chắc chắn sẽ dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ với hậu quả nghiêm trọng hơn. Không có liên hệ hợp lý nào trong ý tưởng để bảo vệ những người bị bóc lột thì phải bảo vệ những kẻ bóc lột.

Nhóm này dẫn chứng cho thấy, kể từ khi mại dâm được hợp pháp hóa ở Đức, số lượng phụ nữ bị bán sang nước này đã bùng nổ. Theo những con số thống kê không chính thức, hiện nay nước Đức đang có khoảng 400 ngàn lao động tình dục và khoảng 3.000 nhà thổ nằm rải rác khắp các thành phố, thị trấn.

>>Chống mại dâm: Phương án Thụy Điển hay Thụy Sỹ?

Khi nạn mại dâm đang gây bất đồng thì "mô hình Thụy Điển" nổi lên như một giải pháp đáng chú ý. Thay vì truy tố phụ nữ bán dâm, Thụy Điển coi người mua dâm mới phạm pháp. Na Uy, Iceland và Pháp đã áp dụng mô hình tương tự, và Nghị viện Châu Âu đang tranh luận về vấn đề này nhằm cố gắng quét sạch tệ nạn mại dâm bằng cách giảm nhu cầu mua dâm.

Nhưng mô hình của Thụy Điển không hoàn toàn chứng minh được tính hiệu quả. Một báo cáo của cảnh sát Hà Lan hồi năm 2010 cho biết việc hợp pháp hóa nghề mại dâm chỉ có lợi cho bọn chăn dắt. Tổ chức Cảnh sát Châu Âu (Europol) cũng đã cảnh báo Quốc hội Châu Âu về nạn buôn người đã đặc biệt tăng lên ở những quốc gia cho phép kinh doanh tình dục và không trừng phạt những kẻ môi giới.

Công nhân tình dục đã giảm ở Thụy Điển nhưng tăng trở lại sau khi luật hợp thức hóa mại dâm được thông qua, đưa nhiều phụ nữ vào vòng nguy hiểm hơn so với trước đây. Tuy nhiên, theo một bài báo, khi hợp pháp hóa mại dâm, số tội phạm tình dục, hiếp dâm cũng giảm 31% từ năm 2003 đến năm 2009.

Bà Catherine Godart, lãnh đạo AL của Pháp, giải thích rằng mục tiêu của nghị quyết là "bảo vệ quyền của những người đang làm trong nghề mại dâm". Đồng thời, mục tiêu của AL không hề mâu thuẫn với nỗ lực chống lại nạn buôn người trong ngành công nghiệp tình dục. Mại dâm, nghề được coi là "cổ xưa như Trái đất", rất khó có thể dẹp bỏ.

Nghề mại dâm là bất hợp pháp ở số đông quốc gia (109), trong đó 11 quốc gia cấm hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có 77 quốc gia cho phép nghề buôn phấn bán hương. Toàn thế giới có 42 triệu gái mại dâm, trong đó trẻ em chiếm 10 triệu. Ngành công nghiệp tình dục thu lời hơn 14 tỷ USD mỗi năm.

Nhưng mỗi năm cũng có 2,5 triệu nạn nhân của ngành buôn bán thân xác. Theo The Economist, thay vì theo đuổi và tranh cãi không dứt về mục tiêu dập tắt hay hợp thức hóa mại dâm, thì sự an toàn của những người phải mang xác thịt ra để sinh nhai cần phải được chú ý hơn nữa.

>10 bức họa nổi tiếng về phụ nữ

>Tình dục không còn là chuyện riêng của mỗi nhà

> Việt Nam ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

>Bộ trưởng Pháp từ chức vì bê bối tình dục

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mại dâm ở Châu Âu chưa thôi nhức nhối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO