Facebook và cơn đau đầu "2 tỷ người dùng"

THÁI DUY| 05/07/2017 06:55

Con số 2 tỷ tài khoản hoạt động thường xuyên mỗi tháng tiếp tục diễn tả mức độ phổ biến của mạng xã hội Facebook và cũng hứa hẹn nhiều vấn đề tiêu cực thay vì vui mừng.

Facebook và cơn đau đầu

Ngày 27/6, Facebook công bố cột mốc mới về số lượng người dùng trên mạng xã hội này: 2 tỷ tài khoản hoạt động thường xuyên mỗi tháng. Con số ấy tiếp tục diễn tả mức độ phổ biến của xã hội ảo mà thật này, và cũng hứa hẹn nhiều vấn đề tiêu cực thay vì vui mừng. 

Đọc E-paper

Ra đời cách nay 13 năm, Facebook đã từ một trang thông tin nội bộ, trở thành mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Cách nay 5 năm, sản phẩm của nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã đạt mốc 1 tỷ người, và hiện chắc chân ở vị trí dẫn đầu. Các vị trí tiếp theo thuộc về YouTube (1,5 tỷ người), WeChat (889 triệu người), Twitter (328 triệu người) và Snapchat (255 triệu người).

Những phân tích sâu hơn càng cho thấy dấu hiệu khả quan trong sự "bành trướng" của Facebook. Mạng xã hội có trụ sở ở Mỹ này đã chinh phục thị trường các nước đang phát triển, khi việc điện thoại thông minh có giá rẻ hơn đã giúp họ tiếp cận thêm 746 triệu người dùng châu Á và các khu vực khác kể từ khi đạt mốc 1 tỷ người dùng.

Ngược lại, thị trường Mỹ và Canada chỉ chứng kiến Facebook thu nạp thêm 41 triệu thành viên trong 5 năm qua, TechCrunch cho biết. Ngoài ra, có tới 66% trong 2 tỷ người dùng mỗi tháng ấy quay lại ứng dụng Facebook trong ngày, so với chỉ 55% cách nay 5 năm.

Những con số ấn tượng này lột tả sự lớn mạnh của Facebook. Và tất nhiên, đi kèm mức độ nổi tiếng ấy là thách thức trong khâu điều hành, kiểm soát. Giám đốc sản phẩm của Facebook Chris Cox khẳng định với TechCrunch rằng họ đang cố gắng biến mạng xã hội thành động lực tạo ra những giá trị tốt đẹp.

Trong khi đó, Zuckerberg bị nhận xét rằng đã tỏ ra hơi bình thản khi công bố con số đáng mơ ước ấy trên trang cá nhân: "Tính tới sáng nay, cộng đồng Facebook đã chính thức có 2 tỷ người. Chúng tôi đang trên tiến trình kết nối thế giới, và giờ hãy cùng mang thế giới đến gần nhau. Thật vinh hạnh khi được đi cùng hành trình với các bạn".

Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo điều kiện để mọi người giao lưu, thậm chí tìm lại người thân thất lạc, Facebook không phải không chia rẽ "công dân" của họ. Các bài viết về sự đố kỵ, cảm giác tiêu cực trên Facebook là một chuyện, nội dung cực đoan, kích động bạo lực cũng như tin giả (fake news) mới là thách thức, thậm chí ở mặt pháp lý, mà mạng xã hội này phải đương đầu.

Trong năm nay, Đức là nước thông qua luật phạt đến 50 triệu euro cho các bài đăng cực đoan hoặc tin tức giả, nếu Facebook không xóa nó đi trong vòng 24 giờ.

Hiện tại, chưa có một công cụ nào hữu hiệu được Facebook đưa ra để ngăn chặn nội dung không phù hợp. Thậm chí tính năng truyền video trực tiếp của mạng này còn nguy hiểm ở chỗ không tài nào kiểm soát nổi những đoạn "livestream" man rợ, tục tĩu hoặc thậm chí... giết người.

>>Facebook: Một tay che kín trời?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Facebook và cơn đau đầu "2 tỷ người dùng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO