Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc vẫn duy trì ổn trong năm 2018, một phần được cho là nhờ đồng CNY tuột giá chóng mặt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các “tướng lĩnh” thương mại của ông trong khi đó muốn đảm bảo Trung Quốc không dùng đồng tiền của họ nhằm giành lấy lợi thế cạnh tranh một lần nữa. Nhóm đàm phán của Mỹ có thể sẽ đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh đảm bảo giữ đồng CNY ổn định, dù là trong bất cứ thỏa thuận thương mại nào.
Thực tế, đồng CNY khá ổn định gần đây, thậm chí tăng 3% so với USD kể từ tháng 11/2018. Wall Street Journal cho rằng có rất nhiều lý do cho điều này, vượt qua khỏi hoàn cảnh đàm phán thương mại ngày càng ngặt nghèo.
Nhiều chuyên gia dự đoán Trung Quốc khó lòng chấp thuận một ràng buộc lâu dài về CNY. Thế nhưng, xu hướng của thị trường và nền kinh tế hiện tại cho thấy, việc giữ ổn định đồng tiền trên so với đồng USD không khiến Bắc Kinh tổn thất quá nhiều.
Tuy hoạt động xuất khẩu chịu đả kích, nhưng nhập khẩu Trung Quốc mới phải chịu giảm sút thê thảm vào khoảng cuối 2018. Lý do xuất phát từ việc nền kinh tế đứng thứ hai thế giới này đang tăng trưởng chậm lại, cũng như giá dầu thế giới giảm mạnh.
Trong hầu hết năm 2017 và 2018, tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc nhanh hơn tăng trưởng xuất khẩu khoảng 10%. Kể từ tháng 12/2018, tăng trưởng nhập khẩu của Bắc Kinh đã sụp đổ hoàn toàn, giúp thúc đẩy cân bằng thương mại của Trung Quốc và trợ lực cho đồng CNY.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đã càng góp phần vào xu hướng này. Nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu Mỹ do Trung Quốc bán ra đang thu về gấp đôi số phần trăm lợi nhuận so với hồi tháng 11/2018. Cùng với sự phục hồi trên thị trường chứng khoán Trung Quốc năm nay, sự việc này đang giúp neo giữ đồng CNY, khiến việc dự trữ đồng tiền này hấp dẫn hơn.
Tất cả những điều trên đều cho thấy đồng CNY đang mạnh lên mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp từ các nhà làm chính sách Trung Quốc. Dù bị giảm nhẹ vào mùa thu năm ngoái, dự trữ ngoại hối của quốc gia này nay đã phục hồi. Doanh thu ngoại hối của các ngân hàng Trung Quốc cũng biến mất, ngầm cho thấy áp lực của đầu ra hạn chế.
Con bài mạo hiểm của Trung Quốc lúc này chính là thị trường nhà ở. Cuối 2014, một đợt khủng hoảng nhà đất buộc ngân hàng trung ương nước này phải mạnh tay xoa dịu. Chu kỳ này đã kích ngoài cho một đợt thoái vốn đầu tư trong năm kế tiếp ra khỏi thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn khiến bong bóng chứng khoán căng phồng thêm. Chính điều này đã khiến dòng vốn đầu tư chảy ra ngoài ngày càng nhiều.
Theo Wall Street Journal, thị trường nhà đất tại đây một lần nữa đang yếu dần, và các bong bóng cổ phiếu cũng dần hình thành. Tuy nhiên, có nhiều lý do chính đáng để cho rằng lần này sự sự lung lay của thị trường nhà đất sẽ gây ra ít tổn thất hơn trước.
Nhưng nếu địa ốc một lần nữa đổ sụp, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc gần như chắn chắn phải mạnh tay hơn với những chính sách xoa dịu. Tới lúc đó, mọi sự đặt cược vào đồng CNY đều sẽ trở thành sai lầm.