Hạ tầng kích bất động sản khu vực vệ tinh

DUY KHÁNH| 23/09/2018 06:36

Quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030 đã định ra hướng phát triển khu vực này trở thành một vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Hạ tầng kích bất động sản khu vực vệ tinh

Ảnh minh họa: Huỳnh Phạm Dũng

Trong đó, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) là vùng đô thị động lực phía Đông, có mối liên kết chặt chẽ với đô thị hạt nhân trung tâm TP.HCM, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng của vùng TP.HCM. Theo quy hoạch, Biên Hòa sẽ trở thành một thành phố năng động về kinh tế, có sức cạnh tranh cao, tập trung các dịch vụ đa ngành cao cấp và công nghiệp công nghệ cao.

Ngoài hệ thống hạ tầng hiện hữu, thời gian gần đây, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đang và sắp được triển khai đồng bộ, hứa hẹn đem lại một diện mạo mới cho Biên Hòa. Cụ thể, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được UBND TP.HCM chính thức chấp thuận phương án kéo dài đến Biên Hòa (Đồng Nai) và Dĩ An (Bình Dương). Cùng với đó, dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, xây cầu Cát Lái sẽ đảm bảo thông suốt tuyến đường giao thông từ TP.HCM về khu vực Đồng Nai.

Link bài viết

Ngay từ những tháng đầu năm 2018, các tuyến cao tốc hướng tâm và đường vành đai đã được quy hoạch cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tạo mạng lưới giao thông huyết mạch kết nối các tiểu vùng đô thị với trung tâm TP.HCM ngày càng hoàn thiện như: Cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối thông suốt với 2 cao tốc hiện hữu là TP.HCM - Trung Lương và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường Vành đai 3, tuyến Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, dự án đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Đây được đánh giá là những trục giao thông quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai đi TP.HCM, hình thành các tuyến liên vùng, đồng thời góp phần kết nối giao thương, tạo cú hích mạnh mẽ cho vùng kinh tế phát triển năng động bậc nhất phía Nam của cả nước.

Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng đang dồn lực để phát triển thành phố Biên Hòa trở thành đô thị vệ tinh độc lập trực thuộc trung ương Vùng đô thị TP.HCM trong tương lai. Dự kiến, dòng vốn 36.000 tỷ đồng sẽ được rót vào để thực hiện các dự án nâng cấp và chỉnh trang đô thị như đường Hương lộ 2, đường Bùi Hữu Nghĩa nối Quốc lộ 1K, đường ven sông Đồng Nai và trục đường trung tâm thành phố Biên Hòa.

Hệ thống cầu đường nối 3 Quốc lộ huyết mạch (Quốc lộ 1A, 1K và Quốc lộ 51) gồm nút giao thông ngã tư Vũng Tàu, cầu An Hảo, đường Đặng Văn Trơn đều đã được hoàn thiện. Những cú hích hạ tầng này đã tạo ra lực đẩy mạnh mẽ khởi động cho một chu kỳ phát triển bứt phá của thị trường bất động sản khu vực Biên Hòa từ năm 2018 này.

Thêm nữa, trên địa bàn Biên Hòa hiện có 6 khu công nghiệp lớn, nhiều cụm công nghiệp và vùng sản xuất đang hoạt động với hơn 400.000 chuyên gia, cán bộ quản lý và người lao động. Trung bình mỗi năm, đội ngũ này sẽ tăng lên hàng chục ngàn người khi các khu công nghiệp tại Biên Hòa thu hút thêm dự án.

Đây chính là bộ phận có nhu cầu nhà ở rất lớn để các chủ đầu tư bất động sản khai thác. Đón đầu sự bứt phá của bất động sản Biên Hòa, nhiều doanh nghiệp từ TP.HCM như Hưng Thịnh (dự án Bien Hoa New City 118ha), Samland (với Samsora Riverside)... đã nhanh chóng tiếp cận thị trường. Theo nhận định của đại diện Hưng Thịnh, Biên Hòa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước và tứ giác phát triển TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nếu so với khu vực quận 9 (TP.HCM) quanh khu công nghệ cao vốn giá đất đã tăng nóng trong thời gian gần đây, việc phát triển các sản phẩm nhà ở có giá mềm hơn sẽ giúp các dự án ở Biên Hòa có thế cạnh tranh hơn, do được hưởng lợi lớn từ hạ tầng kết nối liên vùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hạ tầng kích bất động sản khu vực vệ tinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO