Thị trường bất động sản Việt Nam: Nhà đầu tư ngoại chuộng vùng ngoại vi

NGỌC ANH| 13/09/2018 03:32

Bất động sản vẫn luôn nằm trong top 3 lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam được các nhà đầu tư ngoại chú ý.

Thị trường bất động sản Việt Nam: Nhà đầu tư ngoại chuộng vùng ngoại vi

Nam Long và các đối tác sẽ phát triển khu đô thị vệ tinh TP.HCM - Waterpoint

Nhiều tập đoàn của nước ngoài với lợi thế về tài chính và kinh nghiệm đã đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ vào các khu đô thị vệ tinh của những thành phố lớn.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm đến hết tháng 8, trong hơn 24 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bất động sản đứng thứ hai với 5,9 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thống kê về thu hút đầu tư nước ngoài trong 8 tháng năm 2018 cũng cho thấy, Hà Nội đang dẫn đầu trong số 59 tỉnh - thành phố có vốn ngoại đăng ký là 5,93 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư.

Kết quả này có phần đóng góp không nhỏ của dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh, Bắc Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 4,1 tỷ USD, trong đó Tập đoàn BRG (Việt Nam) chịu trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho toàn bộ diện tích 2.080ha 2 bên trục đường Võ Nguyên Giáp từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài.

Dự án thành phố thông minh này sẽ được phát triển trong 5 giai đoạn với 5 mô hình ứng cho từng giai đoạn. Hiện, liên doanh gồm BRG và Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đã hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý và chuẩn bị sẵn sàng nguồn tài chính để đầu tư. Dự kiến giai đoạn 1 có quy mô hơn 73ha, vốn đầu tư 1 tỷ USD sẽ do Liên doanh BRG - Sumitomo Corporation triển khai với những hạng mục đầu tiên khởi công vào tháng 10 năm nay. Toàn bộ dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào năm 2028.

Link bài viết

Theo chia sẻ của đại diện Tập đoàn Sumitomo, Hà Nội là đô thị có nguồn nước dồi dào, do đó trong giai đoạn 1, Liên doanh sẽ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống cư dân, đặc biệt là xây dựng nhà máy nước sạch theo chuẩn quốc tế cung cấp cho dân cư thuộc khu đô thị thông minh nằm ở phía Bắc Hà Nội. Được biết, trước khi tham gia dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nội, Sumitomo Corporation đã tham gia đầu tư nhiều công trình tại Việt Nam như KCN Thăng Long I (Hà Nội), KCN Thăng Long II (Hưng Yên), tổng thầu xây dựng đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 1 tại TP.HCM.

Không chỉ Sumitomo, trung tuần tháng 7, một tập đoàn lớn khác của Nhật là Nishi Nippon Railroad đã cùng với Công ty CP Đầu tư Nam Long (NLG), TBS Group và Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp đã công bố hợp tác chiến lược, góp vốn (theo tỷ lệ tương ứng 50% - 35% - 10% và 5%) để thực hiện giai đoạn 1 (165ha) khu đô thị Waterpoint (Bến Lức, Long An) với tổng vốn đầu tư 6.900 tỷ đồng.

Waterpoint nằm ở mặt tiền tỉnh lộ 830 kéo dài từ thị trấn Đức Hòa đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và quốc lộ 1A. Từ Waterpoint, cư dân di chuyển vào trung tâm TP.HCM bằng đường bộ lẫn đường thủy, ngoài ra trong tương lai sẽ có tuyến monorail 3A (depot tại Tân Kiên, Bình Chánh).

Theo ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT Nam Long, đây là công trình quan trọng nhất của Tập đoàn, khẳng định nội lực, khả năng phát triển bất động sản, khả năng tăng quỹ đất và thu hút vốn đầu tư. Watepoint cũng là công trình đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của Nam Long trong 5 - 10 năm tới.

sd-1469-1536637970.jpg

Tận dụng năng lực cốt lõi về vốn lẫn kinh nghiệm từng triển khai các khu đô thị vệ tinh của Tokyo, có thể thấy các tập đoàn của Nhật thường chuộng hợp tác với doanh nghiệp địa phương sở hữu quỹ đất dồi dào, đặc biệt chú ý đến chương trình phát triển đô thị ở những khu vực liền kề với TP.HCM, Hà Nội có hệ thống giao thông kết nối tương đối bài bản. Như thành phố thông minh Bắc Hà Nội sẽ có lõi chính là ga của tuyến đường sắt số 2 xuất phát từ phố Trần Hưng Đạo và trục đường "xương sống" là đường Võ Nguyên Giáp.

Trước đó, Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) đã cùng với đối tác trong Liên doanh là Tập đoàn Becamex đưa vào khai thác các tuyến xe buýt (Kaze Bus) hoạt động theo phong cách Nhật Bản kết nối Thành phố mới Bình Dương với TP. Thủ Dầu Một. Được biết, năm 2012, Liên doanh Tokyu - Becamex đã cùng xây dựng khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương (thuộc Thành phố mới) với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Việc mở các tuyến xe buýt cũng đồng thời nằm trong kế hoạch của Tập đoàn Tokyu khi quyết định đầu tư xây dựng khu đô thị ở Thành phố mới nhằm nâng cao giá trị và tạo kết nối dễ dàng cho cư dân sống tại đây, đồng thời khuyến khích chuyển đổi thói quen sử dụng xe gắn máy gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại các khu phố. Được biết, các KCN ở Bình Dương cũng là một trong những điểm đến quan trọng của nhà đầu tư Nhật Bản khi đến Việt Nam.

Cùng với nhà đầu tư Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng, khu công nghiệp đến từ Thái Lan (Tập đoàn Amata), Singapore (SembCorp) cũng đầu tư xây dựng các khu đô thị công nghiệp lân cận Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, Amata đã công bố kế hoạch xây dựng một khu đô thị ở Đồng Nai với vốn dự kiến 200 triệu USD và một khu đô thị ở Quảng Ninh với khoảng 1,6 tỷ USD vốn đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường bất động sản Việt Nam: Nhà đầu tư ngoại chuộng vùng ngoại vi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO