KPIs - công cụ then chốt để quản trị nhân tài

TĂNG KHÁNH| 20/10/2015 06:54

Việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), doanh nghiệp các nước trong khu vực tự do trao đổi nguồn nhân lực. Điều này đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp trong cuộc chiến giữ chân nhân tài.

KPIs - công cụ then chốt để quản trị nhân tài

Khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), doanh nghiệp các nước trong khu vực sẽ tự do trao đổi nguồn nhân lực. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải giải bài toán "giữ chân nhân tài".

Quản lý nhân lực bằng KPIs 

Tại buổi hội thảo “Phát triển nguồn vốn nhân lực trong cuộc chiến nhân tài” do BCC Group tổ chức, tiến sĩ Trần Hữu Đức cho biết việc tự do hóa trao đổi nhân sự này có thể khiến các doanh nghiệp (DN) đánh mất nhân tài hoặc khi đã sở hữu những người tài vẫn không thể khai thác hết tài năng của họ.

Karling Lee (Hệ thống Đại học Quốc tế Laureate) doanhnhansaigon
Giáo sư Karling Lee (Hệ thống Đại học Quốc tế Laureate)

Vì thế, các DN phải biết cách quản trị tài năng để tìm kiếm và trọng dụng người tài. Trong đó, việc sử dụng công cụ chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện công việc (KPIs) là cách để đo lường tài năng của nhân viên. “KPIs như một vũ khí hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực, đóng góp cho phát triển kinh tế”, tiến sĩ Trần Hữu Đức phát biểu.

Ông cũng nhận định, kỹ năng sử dụng KPIs trong việc đánh giá năng lực nhân viên tại Việt Nam vẫn còn yếu, chưa đạt hiệu quả thực sự.

Trong buổi hội thảo, giáo sư Karling Lee (Hệ thống Đại học Quốc tế Laureate) cho biết bài toán quản lý nhân sự thời đại mới chính là thiết lập những mục tiêu đánh giá phù hợp với từng ứng viên để phát huy hết tài năng của họ.

GS. Lee cho biết, có 4 khuynh hướng then chốt trong quản trị nguồn nhân lực:

- Managing talents: Quản trị nhân tài.

- Leadership - TE: Phát triển nhân lực cho vị trí lãnh đạo và nhân viên chuyên môn. Bà Lee  cho biết các công ty Việt Nam hiện giờ thường tập trung quá nhiều vào phát triển đội ngũ lãnh đạo mà không có nhân viên làm chuyên môn giỏi. Đây là sự mất cân bằng khiến công việc bị trì trệ, không hiệu quả.

- Emloyee Engagement: Sự dấn thân của người lao động. Theo bà Lee cho biết việc động viên nhân viên, xây dựng tinh thần đồng đội chỉ mang đến kết quả trong ngắn hạn. Vấn đề hiện nay của DN là phải “chiếm lấy trái tim” của nhân viên. “Chính sự dấn thân cho công việc sẽ khiến nhân viên làm việc có hiệu quả, trách nhiệm hơn”, bà Lee nói.

- Strategic Human: Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực để vừa không tuyển thừa nhân sự, vừa chuẩn bị được nhân sự kế thừa.

Chiến lược thiết lập chỉ tiêu

Bà Karling Lee chia sẻ, việc thiết lập các chỉ tiêu cho nhân viên cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có chiến lược rõ ràng. Bà gọi những nhân viên thế hệ trẻ là “gen Z” có nhiều hành vi, tâm lý khó đoán. Vì thế, DN cần hiểu rõ những nhân viên của mình, thiết lập chỉ tiêu công việc phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

“KPIs là chỉ tiêu then chốt được thiết kế ứng với một người cụ thể. Không nên áp dụng một hệ thống KPIs cho nhiều người khác nhau vì mỗi nhân viên có trách nhiệm, khả năng… khác nhau”, bà Karling Lee giải thích.

Theo đó, khi một nhân viên nhận những công việc quá khó sẽ cố gắng hoàn thành theo yêu cầu nhưng sẽ đánh mất chất lượng. Ngược lại, khi họ có một mục tiêu công việc quá dễ dàng, họ sẽ hài lòng và không có động lực phát triển.

Bên cạnh đó, DN cũng cần làm cho nhân viên muốn dấn thân, cam kết để chuyên tâm vào công việc, đạt thành tích cao hơn, nhất là đối với thế hệ trẻ.

KPIs quản trị nhân tài doanhnhansaigon
Đặt KPIs hợp lý sẽ giúp nhân viên có động lực hoàn thành công việc

Muốn hiểu được nhân viên của mình, DN cần biết quan sát hành vi, lối sống của họ, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời, khi tuyển dụng, DN cũng cần áp dụng phương pháp phỏng vấn tạo ra sự kiện để phát hiện hành vi (Behaviour Event Interview). Phương pháp này không dùng những câu hỏi truyền thống mà đặt ứng viên vào những bối cảnh cụ thể để ứng viên đưa ra phương pháp giải quyết, từ đó bộc lộ hành vi, năng lực. Phương pháp này có 3 cấp độ câu hỏi:

- Đặt câu hỏi liên quan đến năng lực. Ví dụ: "Bạn đã dùng những kỹ năng nào để xây dựng sản phẩm?". Nếu ứng viên không trả lời được nghĩa là không có kiến thức, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công việc.

- Đặt câu hỏi tình huống giúp bộc lộ giá trị nội tại. Bạn tạo tình huống như thật hoặc câu hỏi tình huống để đánh giá giá trị sống. Ví dụ: "Khi người nhà phải nhập viện trong khi bạn đang làm công việc quan trọng, bạn xử lý như thế nào?".

Dạng câu hỏi hành vi giúp DN đánh giá khả năng thành công của ứng viên trong tương lai. Nếu ứng viên không đặt công việc lên hàng đầu, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được mức độ dấn thân và sức bật trong công việc gặp hạn chế. Những người phụ nữ không sẵn sàng bỏ gia đình để lo cho công việc, họ vẫn là những nhân viên tài năng nhưng không phải ứng viên sáng giá cho vị trí CEO. Vì thế, DN cần phải thiết kế câu hỏi phù hợp với văn hóa DN và tuyển chọn được nhân tài phù hợp với vị trí công việc cần tuyển dụng.

Ông Trần Hữu Đức chia sẻ: “Phát triển nguồn nhân lực như là tìm ngọc trong đá. Vì thế các DN phải trang bị kiến thức, kỹ năng, công cụ để sẵn sàng tìm ra những viên ngọc đó”.

>Xây dựng KPI như thế nào cho hiệu quả? 

>BSC&KPI:Công cụ dẫn tới thành công của doanh nghiệp

>13 bí quyết "vàng" trong quản trị doanh nghiệp 

>Thước đo hiệu quả quản trị nguồn nhân lực

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
KPIs - công cụ then chốt để quản trị nhân tài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO