Kinh tế toàn cầu gập ghềnh phục hồi: Kỳ 3 - Nỗi lo trước nhiều yếu tố bất định

Ngọc Thoại| 20/08/2021 01:15

Thế giới đang tiến gần đến quý IV/2021, sau ba quý đầu với nhiều bất trắc. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, con đường phía trước vẫn chưa sáng sủa, và một trong những rủi ro chực chờ là lạm phát, do nhu cầu gia tăng và các nút thắt trong chuỗi cung ứng đang gây áp lực lên giá cả.

Kinh tế toàn cầu gập ghềnh phục hồi: Kỳ 3 - Nỗi lo trước nhiều yếu tố bất định

Hồi tháng 4/2021, sự cố tàu container Ever Given mắc kẹt chắn ngang kênh đào Suez gần 10 ngày đã khiến giao thông hàng hóa qua kênh đào - một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất hành tinh với hơn 12% kim ngạch thương mại toàn cầu - đình trệ hàng tuần liền trong và sau thời gian tàu mắc kẹt.

Hiện con số thiệt hại vẫn chưa được tính hết, tuy nhiên tại thời điểm đó, việc đóng cửa kênh đào Suez gây thiệt hại lên đến 10 tỷ USD/ngày, vì không chỉ có hàng hóa đóng trong container mà còn có khoảng 1 triệu thùng dầu cùng 8% khí đốt tự nhiên hóa lỏng cũng đi qua tuyến đường thủy này.

Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn vì lũ lụt ở châu Âu và Trung Quốc

Khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần dần hồi phục, thì các trận lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra ở Trung Quốc và châu Âu vào tháng 7. 

Tim Huxley - Giám đốc điều hành của Mandarin Shipping, cho CNBC hay, các trận lũ lụt ở Trung Quốc và châu Âu là một "đòn giáng mạnh" nữa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Lĩnh vực vận tải đã gián đoạn thêm lần nữa, dẫn đến tình trạng thiếu container, gây ra sự chậm trễ và tăng giá, trong khi các khu vực trên thế giới phục hồi sau đại dịch có mức chi tiêu tăng.

gia-container-tang-cao-khien-c-1130-7481

Giá vận tải tàu container từ Trung Quốc sang Âu - Mỹ vẫn tiếp tục tăng

“Tổng thiệt hại vì lũ lụt ở châu Âu dự báo lên đến hàng tỷ Euro. Phần lớn các khoản thiệt hại được bảo hiểm dự kiến là ở Đức”, theo Impact ForecastingReimund Schwarze - nhà nghiên cứu tại Helmholtz Zentrum fuer Umweltforschung, Leipzig, Đức, ước tính thiệt hại kinh tế của nước này vào khoảng 6 tỷ euro (5,08 tỷ USD). 

Một số khu vực tại Thụy Sĩ, Luxembourg và Hà Lan cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông Tim Huxley cho biết lũ lụt sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng khi tất cả các đầu mối giao thông đường sắt, bao gồm các tuyến đường sắt đi từ Cộng hòa Séc và Slovakia đến các cảng Rotterdam và Hamburg của Đức, đều bị gián đoạn. 

tac-nghen-tai-cac-cang-contain-5439-3906

Tình trạng tắc nghẽn diễn ra tại nhiều cảng lớn trên khắp châu Á, bao gồm các cảng tại Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc

Ông lớn ngành thép Thyssenkrupp (Đức) hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô trầm trọng do lũ lụt. Trong một bản tin gửi khách hàng và đối tác hôm 16/7, Thyssenkrupp đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng do thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Một nguồn tin tại các nhà máy của Thyssenkrupp cho CNBC hay linh kiện sản xuất đang thiếu hụt và các chuyến xe tải gặp khó khăn lớn trong việc giao hàng. 

Hệ quả của lũ lụt ở châu Âu dự kiến cũng gây tác động tiêu cực tương tự với hàng loạt ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất động cơ, thiết bị gia dụng. 

Mối rủi ro sát sườn Việt Nam

Tỉnh Hà Nam (miền Trung Trung Quốc) hôm 20/7 cũng hứng chịu một đợt mưa lũ tồi tệ khiến hàng chục người tử vong và hàng trăm nghìn dân buộc phải di dời. Tâm lũ ở ngay thành phố Trịnh Châu, nơi được mệnh danh là “thành phố iPhone” của Trung Quốc, với khu tổ hợp nhà máy sản xuất và lắp ráp iPhone quy mô lớn của Foxconn - đối tác chiến lược của Apple. 

Điều này khiến Foxconn phải tạm ngừng một phần dây chuyền sản xuất tại nhà máy ở Trịnh Châu. Nhật báo Trịnh Châu trích dẫn các nguồn tin cho biết khoảng 1/5 nhân viên của Foxconn không thể trở lại làm việc vào sáng 21/7, tức một ngày sau trận lũ lụt.

Theo ông Tim Huxley, hậu quả mà trận lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc gây ra với chuỗi cung ứng toàn cầu có thể còn lớn hơn cả dư chấn từ trận lũ lụt ở châu Âu, do tỉnh Hà Nam hoàn toàn nằm trong đất liền và là một trong những thủ phủ sản xuất công nghiệp quan trọng nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

tau-container-cap-cang-trung-q-6852-6109

Việc gia tăng các ca nhiễm nội địa dẫn đến tạm dừng một phần cảng Ninh Ba - Chu Sơn dẫn đến lượng tàu container cập bến giảm. Hễ số ca nhiễm tăng thì cảng tạm dừng, kéo theo lượng tàu container cập bến giảm

Thế nhưng tình hình phức tạp ở Trung Quốc xem ra chưa dừng lại ở đây, khi tất cả các dịch vụ container đi và đến tại ga Mi Sơn, một ga của khu phức hợp cảng Ninh Ba - Chu Sơn (nằm cách ga chính chừng 30km) bị tạm dừng vào 11/8 do có một công nhân dương tính với Covid-19. 

Điều này làm gián đoạn hoạt động vận tải quốc tế vốn đang căng thẳng. Việc đóng cửa một phần cảng ở Ninh Ba thậm chí có thể gây thiệt hại nhiều hơn vì khối lượng thương mại thường tăng vào cuối năm khi các công ty thường vận chuyển sản phẩm dịp Giáng sinh và nghỉ lễ mừng năm mới. Thông tin sơ bộ cho thấy một phần ga Mi Sơn có thể hoạt động vào ngày 1/9 tới.

Ngoài việc ga Mi Sơn đã đóng cửa, các container vận chuyển qua các ga khác có thể sẽ chậm lại. Cảng Ninh Ba - Chu Sơn hiện sẽ chỉ chấp nhận các container cập cảng trong vòng hai ngày, theo công ty vận tải biển và logistics CMA CGM S.A.

trung-quoc-dong-cang-vi-co-ca-5146-5636-tac-nghen-tau-container-tai-ca-1870-8559

HÌnh trên: Vị trí địa lý của hệ thống các cảng quan trọng của Trung Quốc nằm gần nhau, khiến rủi ro tạm dừng một hay nhiều cảng trong hệ thống nếu có ca nhiễm là rất cao. Hình dưới: Ảnh vệ tinh từ Bloomberg ngày 17/8 cho thấy số lượng tàu container cập bến (màu xanh) khá khiêm tốn so với số lượng tàu đang phải chờ vào bến (màu vàng) tại hẩu hết các cảng lớn,  do một phần cảng Ninh Ba (Ningpo) tạm đóng cửa vì ca nhiễm Covid-19.

Cảng Ninh Ba - Chu Sơn là cảng container lớn thứ 3 trên toàn cầu trong năm 2020 và là cảng lớn thứ 2 ở Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Đây là lần đóng cửa thứ hai của một cảng Trung Quốc do dịch bệnh bùng phát, sau khi cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến bị đóng cửa trong khoảng một tháng hồi tháng 6, cũng do bùng phát Covid-19.

Diêm Điền là một trong những cảng container bận rộn nhất thế giới, với khối lượng hàng hóa thông quan trong năm 2020 lên tới 13,34 triệu TEU (theo quy chuẩn container 20 feet), với công suất phục vụ của cảng khoảng 100 tàu mỗi tuần, theo Cục Vận tải Thâm Quyến.

Lo ngại lạm phát vì gián đoạn nguồn cung

Trong báo cáo, IMF nhấn mạnh dư chấn từ cuộc biến động năm ngoái đặt ra những thách thức về chính sách, trong khi nhu cầu gia tăng và các nút thắt trong chuỗi cung ứng đang gây áp lực lên giá cả hàng hóa

Với nỗi lo giá cả tiêu dùng sẽ tăng vọt trong mùa mua sắm Giáng sinh và năm mới, 90 CEO của các nhãn hàng hàng đầu Mỹ như: adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF, Under Amour mới đây đã cùng ký vào một bức thư chung kiến nghị Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Link bài viết

Nội dung thư nhấn mạnh Việt Nam là đối tác kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và là nhà cung cấp hàng may mặc, giày dép lớn thứ hai cho thị trường Mỹ. Hiện tại, Việt Nam đang trải qua một đợt bùng phát dịch nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trầm trọng lên chuỗi cung ứng nội địa và đe dọa nguồn cung hàng hóa cho thị trường Mỹ.

Hồi cuối tháng 7, AAFA đã gửi 2 bức thư tới Tổng thống Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chính phủ Mỹ viện trợ vaccine cho Việt Nam, liên tục nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho thị trường Mỹ, đồng thời kiến nghị chính phủ Việt Nam có những hành động ứng phó với Covid.

Trước đó vào tháng 6, Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ (AAFA) cũng đã gửi bức thư thứ nhất tới Tổng thống Biden để kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden chia sẻ vaccine tới các quốc gia đối tác chính trong chuỗi cung ứng dệt may và giày dép của Mỹ, trong đó có Việt Nam.

tinh-hinh-lam-phat-tai-my-1629-2086-1750

Sau nhiều năm gần như đi ngang  hoặc giảm thì lạm phát ở Mỹ đã bắt đầu tăng vào cuối 2019- đầu 2020, và bắt đầu tăng nhanh từ giữa 2020 đến nay

Theo IMF, lạm phát dự kiến ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến sẽ giảm xuống mức trước đại dịch vào năm 2022 vì những lý do sau:

Thứ nhấtmột phần đáng kể của việc chỉ số lạm phát cao bất thường là tạm thời, do các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch như du lịch và khách sạn, và so với các chỉ số thấp bất thường của năm ngoái chẳng hạn như giá hàng hóa.

Thứ hai, tỷ lệ việc làm nói chung vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch ở hầu hết các quốc gia. Trong khi có sự tăng lương nhanh chóng ở một số ngành thì mức tăng tiền lương nói chung vẫn trong phạm vi bình thường. Khi các chỉ số về sức khỏe được cải thiện và các biện pháp hỗ trợ thu nhập đặc biệt hết hiệu lực, khó khăn về tuyển dụng trong một số lĩnh vực nhất định sẽ giảm bớt và giảm bớt áp lực tiền lương.

Thứ ba, kỳ vọng lạm phát dài hạn (được đo lường bằng các cuộc khảo sát và các biện pháp dựa trên thị trường) vẫn được giữ vững và các yếu tố như tự động hóa làm giảm độ nhạy của giá cả trước những thay đổi trong nhu cầu và khả năng cung cấp của thị trường lao động có thể đã gia tăng thông qua đại dịch.

Tuy nhiên, IMF cho biết đánh giá này có độ không chắc chắn nhất định do chưa được ghi nhận được bản chất của quá trình phục hồi này. Sự gián đoạn nguồn cung liên tục và giá nhà ở tăng mạnh là một số trong những yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao liên tục.

Hơn nữa, lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022 ở một số thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, một phần liên quan đến áp lực giá lương thực tiếp tục tăng và đồng tiền mất giá - tạo ra một sự chia rẽ khác.

Công cuộc phòng chống dịch, đặc biệt là biến chủng Delta, ở Trung Quốc đang đến hồi quyết liệt và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên chuỗi cung ứng toàn cầu, trước mắt là Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin từ ngày 19/8, phía Trung Quốc yêu cầu thay đổi quy trình giao nhận hàng qua cửa khẩu Tân Thanh.

Cụ thể, Trung Quốc yêu cầu tuyệt đối không cho tài xế và chủ hàng đưa xe hàng sang bên phía nước bạn mà phải giao lái xe của họ vận chuyển đến nơi giao hàng, sau đó đánh xe không ra bãi trao trả. Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, với quy định mới, sẽ phát sinh thêm khó khăn và chi phí cho DN, xuất nhập khẩu hàng cũng chậm hơn, cũng như sẽ phát sinh một số rủi ro.

Do vậy, Cục kiến nghị các Sở Công Thương các địa phương có khuyến cáo đến các DN để nắm bắt thông tin, chủ động trong việc vận chuyển nông sản xuất khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn trong thời gian này để tránh thiệt hại cho các DN xuất khẩu.

Trước đó, hôm 18/8, phía Trung Quốc đồng ý mở cửa trở lại sau thời gian tạm ngưng, tuy nhiên yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ quy trình phòng chống dịch mới. Theo đó, Trung Quốc yêu cầu phía Việt Nam giao xe hàng cho tài xế của họ vận chuyển đến nơi giao hàng, sau đó họ sẽ đánh xe không ra bãi trao trả.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết quy định mới sẽ phát sinh thêm chi phí cho DN, thời gian xuất nhập khẩu hàng chậm hơn và có thể phát sinh một số rủi ro. Do vậy, Cục kiến nghị Sở Công Thương các địa phương có thông tin đến các DN để họ chủ động trong việc vận chuyển nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn trong thời gian này để tránh thiệt hại.

Theo thống kê, ngày 18/8/2021, tại cửa khẩu Hữu Nghị, số xe xuất khẩu là 312 xe, nhập khẩu 484 xe (465 xe hàng, 19 xe mới). Xe tồn tại Trung Quốc là 352, xe Việt Nam chờ xuất là 115.

Tại cửa khẩu Tân Thanh, số xe xuất khẩu là 133 xe (115 xe hàng, 18 xe không), trong đó thanh long là 67 xe; nhập 133 xe (43 xe hàng, 90 xe không). Xe tồn tại Trung Quốc là 597 xe, tồn ở bãi Bảo Nguyên 290 xe. Xe Trung Quốc tồn tại bãi là 20 xe.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế toàn cầu gập ghềnh phục hồi: Kỳ 3 - Nỗi lo trước nhiều yếu tố bất định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO