Giải bài toán lao động bằng công nghệ

Lữ Ý Nhi| 04/09/2019 07:57

So với các nước lân cận, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hấp dẫn trong đầu tư sản xuất bởi nhân công giá rẻ. Năm 2019, mức lương tối thiểu vùng trả cho người lao động từ 2.920.000 đến 4.180.000 đồng mỗi tháng, tùy khu vực. Tuy nhiên, phía sau con số này, vẫn tồn tại khá nhiều thách thức.

Giải bài toán lao động bằng công nghệ

Khi nhân lực không còn là lợi thế

Năm 2009, nhà máy sản xuất điện thoại đầu tiên của Tập đoàn Samsung chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo tiết lộ từ Samsung, tập đoàn này phải mất đến hai năm đào tạo và vận hành, nhà máy sản xuất điện thoại tại Việt Nam đạt được năng suất bằng 99% so với nhà máy tại Hàn Quốc. Nghĩa là, người lao động Việt Nam vốn dĩ rất linh hoạt, khéo léo, sáng dạ, nếu được sự dẫn dắt, được đào tạo, tổ chức và quản lý sử dụng tốt thì năng suất lao động sẽ đạt được đỉnh cao. 

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam cũng chỉ đạt 3,39/10 điểm, xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng. Con số này tương ứng với đánh giá từ Bộ Lao động và Thương binh Xã hộiTính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines.

Thống kê từ Bộ Kế Hoạch Đầu Tư cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng số vốn FDI đầu tư tăng gấp gần 1,2 lần tổng số so với đầu tư FDI của cả năm 2018. 

Làn sóng di cư sản xuất vào Việt Nam càng làm khan hiếm lao động, đã xảy ra việc tranh giành lao động ở nhiều địa phương Bình Dương, Đồng Nai, Long An.Thống kê từ Bộ Kế Hoạch Đầu Tư cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng số vốn FDI đầu tư tăng gấp gần 1,2 lần tổng số so với đầu tư FDI của cả năm 2018. Trong đó, số dự án FDI mới đầu tư vào ngành gỗ là 49 dự án, tương đương 73% số dự án FDI của cả năm 2018. Đặc biệt, chiếm trên 60% trong tổng số dự án đầu tư vào ngành gỗ tại Việt Nam  32 công tyhoạt động trong mảng chế biến gỗ."Trong tương lai rất gần, lao động giá rẻ không còn là lợi thế của Việt NamĐể chuẩn bị cho điều này, doanh nghiệp sản xuất phải có những tính toán khác để trang bị thêm nội lực”, ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) nhận định. 

Theo ông Khanh, với sự tiến bộ của kỹ thuật sản xuất chính xác, kết hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, robot... công nghệ sản xuất đang tiến đến những bước phát triển đáng ngạc nhiên, mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội cải tiến chất lượng, kiểm soát tốt tiến độ, giảm sự lệ thuộc vào lao động, bùng nổ sản xuất. Đây chính là con đường tối ưu nhất để doanh nghiệp có thể giải bài toán tiết kiệm nhân lực, gia tăng chất lượng sản phẩm.

Đón làn sóng công nghệ

Theo ông Steven Chen - Quản lý dự án của Công ty Yorkers, đơn vị chuyên tổ chức các hội chợ triển lãm quốc tế, Việt Nam đang được đánh giá rất tiềm năng bởi sự bùng phát về mặt sản xuất cả ở hiện tại và tương lai. Tăng trưởng thần tốc nhất trong việc đầu tư máy móc có thể kể đến là ngành gỗ. Cụ thể, nếu như 12 năm trước, giai đoạn đầu của VietnamWood - Triển lãm máy móc thiết và công nghệ nhằm mở rộng ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam, 80% không gian triển lãm đến từ các doanh nghiệp Đài Loan thì naytriển lãm đã thu hút hàng loạt các doanh nghiệpđến từ các quốc gia xuất khẩu máy móc chế biến gỗ hàng đầu thế giới như Ý, Đức, Áo, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Mỹ Thị trường chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc lượng doanh nghiệp tham gia triển lãm ở VietnamWood 2019, diễn ra từ ngày 18-21/9/2019 tại SECC, TP.HCM. Lần đầu tiên, diện tích trưng bày lên đến hơn 25.000m2 và có đến 483 đơn vị, thương hiệu đến từ hơn 30 quốc gia, khu vực tham gia.

Đánh giá về việc các công nghệ sản xuất tiên tiến đổ bộ vào Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Khanh cho biết, bên cạnh lợi ích là doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn cũng tồn tại song song đó thách thức. Bởi dây chuyền sản xuất là một phần của hệ thống, càng kết nối chặt chẽ với nhau, doanh nghiệp càng khai thác thêm được nhiều giá trị. Và năng suất của cả nhà máy sẽ phụ thuộc vào khâu có năng suất thấp nhất. Do đó, quyết định đầu tư thiết bị cần có tư duy cả hệ thống từ kinh doanh, thiết kế, vận hành quản trị, rồi mới ra dây chuyền và trong chuyền cần có sự cân bằng giữa thiết bị mới và cũ. Ông nhấn mạnh:“Cần phải có tầm nhìn đểchọn được mô hình sản xuất kinh doanh đúng, chọn được thiết bị công nghệ tiên tiến, phù hợp vàquan trọng hơn là hệ thống quản trị, phát triển con người. Làm được điều này, doanh nghiệp Việt Nam mới thực sự tối ưu được năng suất lao động

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giải bài toán lao động bằng công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO