Nhân giống cây nắp ấm

LẠC LÂM| 24/03/2015 04:25

Cây nắp ấm (còn gọi là cây bắt mồi) là một trong những loài cây có giá trị kinh tế và y học cao với vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau.

Nhân giống cây nắp ấm

Cây nắp ấm (còn gọi là cây bắt mồi) là một trong những loài cây có giá trị kinh tế và y học cao với vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau. Theo Đặng Long Vương, chủ nhân đề án: "Hoàn thiện quy trình nhân giống cây nắp ấm (Nepenthes) in vitro và khảo sát sự sinh trưởng của cây nắp ấm ex vitro", cây nắp ấm có giá trị cao hơn so với nhiều loại cây cảnh khác.

Đọc E-paper

Ở nhiều vùng, cây nắp ấm được sử dụng như một vị thuốc. Vài năm gần đây, loại cây này được rất nhiều người yêu thích cây cảnh ưa chuộng vì hình dáng độc đáo, dùng để trồng làm cảnh và có khả năng bắt côn trùng. Một cây nắp ấm đẹp, giống ngoại nhập có thể được bán với giá vài trăm ngàn đến một triệu đồng.

Nắm được nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay, nhiều cửa hàng cây cảnh đã chào bán nhiều loại hạt giống loại cây này. Tuy nhiên, cây nắp ấm có đặc điểm là rất khó nhân giống theo phương pháp thủ công.

Chàng trai Long Vương, quê ở huyện Tây Hòa (Phú Yên), giải thích, người trồng cây cảnh trồng cây nắp ấm theo phương pháp nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống bằng hạt gặp nhiều khó khăn, phải mất 2 tháng hạt mới nảy mầm, sau 2 năm cây mới trưởng thành.

Phương pháp giâm cành tuy có nhanh hơn nhưng cũng phải mất đến 2 tháng cây mới ra rễ và hơn 6 tháng mới tạo được ấm. Ở một số vùng, người chơi cây đào trực tiếp từ trong rừng mang về trồng nhưng cây rất mau héo và tỷ lệ sống rất thấp.

Nắm được đặc điểm này, Vương đã sử dụng công nghệ nuôi cấy mô để tạo ra cây giống. Đây là phương pháp nuôi cấy tiên tiến trong công nghệ sinh học thực vật, có thể nhân giống nhanh với số lượng lớn, tiến hành ở một số loài thực vật mà biện pháp nhân giống thông thường không thể thực hiện được. Nuôi cấy mô còn giúp tạo ra giống cây trồng sạch, đồng đều về mặt di truyền, có thể sản xuất ra cây giống quanh năm.

Vương đã dựa trên phương pháp xác định nồng độ BA (nồng độ chất điều hòa sinh trưởng) và NAA để phát sinh chồi từ cây mẹ. Sau đó nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến khả năng phát triển rễ, từ đó xác định được loại giá thể thích hợp khi nhân giống trong vườn ươm.

Bắt đầu nhân giống từ cuối năm 2013, sau vài tháng mày mò, quy trình nhân giống cây nắp ấm đã hoàn thiện. Với phương pháp cấy mô, Vương chỉ mất vài tuần là có thể tạo ra một cây giống mới khỏe mạnh, có tỷ lệ sống và tỷ lệ nhân giống cao hơn hẳn so với các phương pháp nhân giống truyền thống.

Nhận xét về đề tài nghiên cứu của Đặng Long Vương, PGS-TS. Bùi Văn Miên (Đại học Nông Lâm TP.HCM), cho biết: "Cây nắp ấm không chỉ là một loại cây cảnh đang rất được ưa chuộng vì có thể dùng để trang trí trong nhà, quán cà phê do hình dáng rất đẹp, mà còn góp phần tiêu diệt côn trùng và không gây thối rữa. Bên cạnh đó, cây nắp ấm còn có giá trị về y học nên việc nhân giống thành công theo phương pháp nuôi cấy mô của Vương có tính thực tiễn rất cao".

>Chàng kỹ sư phần mềm bắt rau Kale "quy phục"
>Tình yêu với nấm
>
Làm giàu từ gạo hữu cơ
>Làm giàu nhờ trồng dâu tây Nhật Bản

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhân giống cây nắp ấm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO