Thị trường tranh Việt: Trên trời hay dưới đất?

THIÊN THANH| 12/09/2014 07:05

Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước.

Thị trường tranh Việt: Trên trời  hay dưới đất?

Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước.

Đọc E-paper

Tranh Nguyễn Thái Tuấn

Quả là tiếc! Bây giờ, nhiều người vẫn vào các trang web nghệ thuật để bày tỏ sự tiếc nuối vì bức tranh "Xanh dương" (sơn dầu, 60x65cm) của họa sĩ Đặng Xuân Hòa chỉ được bán với giá 1.464SGD, tương đương khoảng 22 triệu đồng, cái giá quá thấp nếu như người ta từng nghe về giá tranh của Đặng Xuân Hòa từ những người quản lý gallery.

Ngay các nhà sưu tập có thâm niên cũng đồng ý, giá bức "Xanh dương" như vậy là "nên mua ngay". Những bức khác đưa ra trong phiên đấu giá này của Đỗ Quang Em, Nguyễn Thái Tuấn, Đỗ Phấn... đều được dứt giá khá dễ thở tương tự, từ 20 - 40 triệu đồng. Giá ấy, tên tuổi ấy, chắc chắn các nhà sưu tập Việt không ngần ngại.

Xuân Hòa

Và đa số người yêu tranh đều nghĩ rằng, với mức giá đã được thị trường thẩm định kia, liệu từ nay người Việt có cơ hội tiếp cận các dòng tranh có giá trị không?

Và cũng có nhiều nhà sưu tập giật mình, vì họ từng mua tác phẩm của các họa sĩ này, hoặc nghe nhân viên các gallery hô giá cao hơn rất nhiều. Vậy chuyện gì đang xảy ra, nó làm cho các nhà đầu tư mỹ thuật hứng khởi hay chùn tay? Chẳng có chuyện gì xảy ra ở đây cả. Thị trường mỹ thuật vẫn đối xử như vậy đối với các nghệ sĩ đến từ khu vực chưa nổi như Việt Nam.

Đỗ Phấn

Sau một thập niên phát triển rực rỡ đối với các họa sĩ thập niên 1990, người nước ngoài không còn mấy tò mò về mỹ thuật Việt từng bị khép kín trước thế giới nên giá tranh đã lao dốc từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, sự lao dốc mà người nước ngoài biết rõ vì họ có điều kiện trực tiếp tham gia các phiên đấu giá quốc tế, thì người yêu thích mỹ thuật trong nước lại không mấy rành rẽ.

Khi tham dự triển lãm, tham vọng của người yêu tranh thường tắt ngấm vì cái giá "trên trời" một vài ngàn đô la của các họa sĩ trẻ. Thậm chí, có họa sĩ vì không muốn bán bức tranh mình yêu thích, lại cài luôn bông hoa đỏ dưới cái giá cao ngất, ra dấu hiệu bức này đã có ai đó mua rồi.

Cả một "làn sương" dày đặc ngăn trở người yêu tranh sẵn sàng bỏ tiền ra mua tranh đúng giá đã bị thị trường thao túng giá vì muôn ngàn lý do rất... cảm tính và phi thị trường như thế. Cả một sự "kiêu ngạo" khi các họa sĩ trẻ không chịu nhắm đến một thị trường tranh trong nước khởi đầu với giá dưới 10 triệu đồng, với một lượng người mua sẽ đông đúc.

Bùi Hữu Hùng

Dù sao, sự kiện Nhà đấu giá Larasati tại Singapore vào tháng 8 năm nay cũng là một hồi chuông nhắc nhở tại Việt Nam chưa có một thị trường minh bạch cho nghệ thuật. Với những thông tin rõ ràng, thang chuẩn mực về tác giả - tác phẩm cũng sẽ "kích thích" lượng người tìm hiểu, quyết tâm lao vào cuộc chơi nghệ thuật có lợi cho cả người bán và người sưu tầm.

Hiện nay tình hình đã khác cách đây hai thập niên, thông tin của các nhà đấu giá quốc tế, các gallery nổi tiếng trong khu vực cho phép người sưu tập tranh có thể tham khảo, cập nhật liên tục giá cả, xu hướng sáng tác.

Màn sương mờ về giá trị tác phẩm của họa sĩ trong nước nếu không chịu vén lên, thỏa hiệp với mục tiêu phát triển một thị trường tốt, thì uy tín và sáng tạo của người Việt càng thua thiệt trên thị trường quốc tế và người Việt càng ít cơ hội chơi tranh nghệ thuật trong nước. 

>Tranh Việt Nam tiếp thị kém
>Đi tìm cú hích cho thị trường tranh Việt

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường tranh Việt: Trên trời hay dưới đất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO