Kinh doanh

Chuyển đổi xanh - Cấp bách và tất yếu

Hồng Nga 31/05/2024 - 02:14

Chuyển đổi xanh đã trở thành vấn đề cấp bách và tất yếu phải thực hiện trong bối cảnh cả thế giới cùng hướng đến phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh.

Cấp bách và tất yếu

Các ngành sản xuất Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, tận dụng được nhiều lợi thế cạnh tranh và cơ hội đầu tư rộng mở. Tính đến tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, với mức tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều DN lớn trong nước và DN FDI đang đẩy mạnh giảm phát thải carbon bằng cách xây dựng nhà máy trung hòa carbon hoặc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

chuyen-doi-xanh.jpeg

TS. Trần Du Lịch - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho những nước đang phát triển. Và trên thực tế, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam gặp khó do chậm chuyển đổi xanh như dệt may…

Chia sẻ tại hội thảo “Hành trình hướng tới bền vững và trung hòa carbon trong sản xuất” tổ chức ngày 29/5, ông Đặng Bùi Khuê - Giám đốc sáng tạo, quản lý phát triển bền vững và đánh giá bên thứ hai (Bureau Veritas Việt Nam) cũng cho rằng, hiện nay, các DN sản xuất đã và đang phải chịu nhiều áp lực trực tiếp từ nhiều quy định thế giới như cơ chế CBAM đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu của EU, thỏa thuận xanh châu Âu (The European Green Deal - EGD)…

Theo ông Nguyễn Thế Tùng Lâm - Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương, hai thị trường EU và Hoa Kỳ đã có quy định thuế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Cụ thể, CBAM của Hoa Kỳ quy định các DN nhập khẩu phải chi trả khoản thuế dựa trên phần phát thải khí nhà kính. Mức thuế sẽ bắt đầu ở mức 55 USD/tấn CO2 cho năm 2024 và tăng thêm 2,5% mỗi năm cho giai đoạn 2025-2028 và 5% mỗi năm từ năm 2029.

Trong khi đó, CBAM của EU quy định, DN bắt buộc phải mua chứng chỉ carbon để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu chịu mức giá carbon tương đồng với hàng hóa nội địa. Ở giai đoạn chính thức, từ ngày 1/1/2026 đến ngày 31/12/2034, khai báo hàng năm về số lượng hàng hóa nhập khẩu vào EU trong năm trước đó, hàm lượng khí nhà kính phát thải của loại hàng hóa đó và sẽ phải mua một chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO2 tương đương phát thải. Giá chứng chỉ sẽ được tính theo giá đấu giá trung bình hàng tuần của hạn ngạch phát thải khí nhà kính trên sàn giao dịch của EU-ETS.

Tăng tốc chuyển đổi xanh

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 1/1/2022 đã đề ra một số lĩnh vực liên quan để cấp tín dụng xanh khá rộng như sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, những dự án liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, nhà ở môi trường, phụ chồi hệ sinh thái tự nhiên… Đây là khung tương đối rộng và hiện đang triển khai.

Riêng tại TP.HCM, đối tượng ưu tiên thúc đẩy kinh tế xanh trong chiến lược phát triển Thành phố đang quy hoạch là lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện mái nhà, điện sinh khối, các chương trình chuyển giảm khí thải trong giao thông… Hiện, các khu công nghiệp đang từng bước chuyển đổi xanh, giảm khí thải carbon trong một đơn vị sản xuất.

cdx.jpg

Giảm phát thải carbon là một trong những mục tiêu quan trọng đối với các DN sản xuất trong những năm tới. Sau Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, cam kết về phát thải ròng tại COP26, COP27 hay mới đây nhất tại COP28 về chuyển đổi năng lượng và làm mát toàn cầu, cùng công tác hoàn thiện pháp luật cho thị trường tín chỉ carbon, việc giảm phát thải ròng đang được Chính phủ rất quan tâm.

Giảm phát thải carbon là một trong những mục tiêu quan trọng đối với các DN sản xuất trong những năm tới. Sau Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, cam kết về phát thải ròng tại COP26, COP27 hay mới đây nhất tại COP28 về chuyển đổi năng lượng và làm mát toàn cầu, cùng công tác hoàn thiện pháp luật cho thị trường tín chỉ carbon, việc giảm phát thải ròng đang được Chính phủ rất quan tâm.

Trong bối cảnh này, ông Tùng Lâm cho rằng, các DN Việt Nam cần tăng tốc thực hiện chuyển đổi xanh. Trong đó, cần phải thực hiện các giải pháp như cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, điện khí hóa, giảm thiểu rác thải và quản lý chuỗi cung ứng bền vững.

“DN cần chủ động nghiên cứu quy định của cơ chế CBAM để có phương thức sản xuất phù hợp. Bên cạnh đó, phải xác định lượng phát thải khí nhà kính trong toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh song song với việc xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bằng các biện pháp cụ thể. Đồng thời phải tận dụng hỗ trợ về tài chính, tăng cường năng lực của các đối tác quốc tế trong triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính”, ông Lâm tư vấn.

Trên thực tế, mặc dù đã có chính sách, quy định cụ thể nhưng các chuyên gia cho rằng, để có thể khuyến khích các DN thuộc mọi lĩnh vực tham gia phát triển xanh, Chính phủ và các địa phương cần tháo gỡ những nút thắt về vốn, tín dụng và có những chính sách ưu đãi cho các DN.

Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể để phát triển thị trường tài chính xanh trong đó phân bổ các nguồn vốn một cách hài hòa, hiệu quả đồng thời xác định các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng, giao thông, xây dựng, công nghiệp... Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan phải phối hợp hoàn thiện các khung chính sách, pháp luật về tài chính xanh; từng bước xây dựng và hoàn hiện về khung pháp lý, hạ tầng công nghệ, các tiêu chí xây dựng thị trường trái phiếu xanh và sớm đưa vào hoạt động thị trường cacbon vào năm 2026.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chuyển đổi xanh - Cấp bách và tất yếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO