Đào tạo

Ba đội trường đại học đạt giải Chương trình ASU - Dow Vietnam STEM

Minh Quân 15/05/2024 - 15:54

Bảy đội sinh viên đến từ các trường đại học trên khắp Việt Nam vừa trình bày các dự án sáng tạo và sản phẩm mẫu giải quyết các thử thách do cố vấn doanh nghiệp đưa ra để giành các giải thưởng chung cuộc tại Triển lãm chung kết dự án đổi mới thuộc chương trình Dự án Kỹ thuật (eProjects) lần thứ năm thuộc chương trình ASU - Dow Vietnam STEM.

Theo Ban tổ chức, đây là triển ãm tổng kết thành quả của các đội tuyển sinh viên sau nhiều tháng học tập sáng tạo dưới sự hướng dẫn và cố vấn tận tâm của các giảng viên và cố vấn doanh nghiệp, đồng thời cũng là sự kiện để sinh viên trưng bày giới thiệu các nguyên mẫu sáng tạo được phát triển trong quá trình hợp tác làm việc nhóm và nghiên cứu thị trường.

7-doi-tham-gia-eprojects-2024-1.jpg

Được hỗ trợ bởi các cố vấn đến từ các tập đoàn kỹ thuật nổi tiếng như Dow Vietnam, Rockwell Automation và First Solar, sinh viên được trao quyền để biến các ý tưởng sáng tạo của mình thành các giải pháp thực tế cho những thách thức mà thế giới hiện đại đang phải đối mặt, đơn cử như việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và máy móc vào sản xuất, kiểm soát lượng khí thải CO2 trong giao thông vận tải, xử lý nước, áp dụng robot hỗ trợ, và các sáng kiến năng lượng xanh.

Ngoài các khía cạnh kỹ thuật, chương trình eProjects còn chú trọng việc phát triển các kỹ năng mềm thiết yếu cần thiết để giúp sinh viên thành công trong lĩnh vực kỹ thuật. Thông qua những hiểu biết thực tế và sự hướng dẫn từ các cố vấn giàu kinh nghiệm, sinh viên đã có được kinh nghiệm vô giá về quản lý dự án, giao tiếp và tư duy phản biện.

Tại buổi chung kết Triển lãm các dự án đổi mới eProjects, sinh viên trình bày các mô hình nguyên mẫu của mình thông qua các áp phích dự án nêu rõ ý tưởng dự án, tầm nhìn và cấu trúc sản phẩm mẫu trước ban giám khảo.

Sau hai vòng thi trình bày áp phích và thuyết trình dự án, sinh viên Trường ĐH Phenikaa, sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, sinh Trường Đại học Lạc Hồng đã giành được giải thưởng cho các giải pháp sáng tạo của mình. Cụ thể:

Nhóm trường ĐH Phenikaa đạt Giải Thiết kế và trình bày áp phích và Giải Làm việc nhóm hiệu quả nhất. Theo trình bày của nhóm: “Một trong những nguyên nhân chính đằng sau sự nóng lên toàn cầu và những thay đổi thời tiết cực đoan khác là nồng độ CO2 - khí thải nhà kính tăng lên trong khí quyển. Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp chủ động để giảm lượng khí thải CO2 từ các phương tiện giao thông và đảm bảo thực hiện các bước thích hợp để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Dự án của nhóm là chế tạo một thiết bị có khả năng thu hồi CO2 gắn trực tiếp lên phương tiện ô tô trong lĩnh vực logistics”.

dh-phenikaa-doat-hai-giai-thiet-ke-poster-dep-nhat-giai-lam-viec-doi-nhom-tot-nhat.jpg
Nhóm trường ĐH Phenikaa

Nhóm trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đạt Giải pháp hiệu quả nhất. Theo thuyết trình của nhóm: “Giảm thiểu độ ẩm của sản phẩm bùn ép sẽ giảm chi phí trong việc xử lý chất thải của các nhà máy. Dự án nhằm mục đích giải quyết nhu cầu cấp thiết về hệ thống giám sát theo thời gian thực, có chi phí thấp và khả năng phản hồi nhanh, có thể cung cấp phản hồi liên tục về độ ổn định của bùn. Một hệ thống như vậy sẽ giúp cho các lãnh đạo nhà máy xác định những điểm thiếu hiệu quả và chủ động điều chỉnh các thông số vận hành, từ đó cải thiện hiệu suất tổng thể của quy trình xử lý nước thải”.

doi-dh-back-khoa-da-nang-giai-most-effective-solution-1.jpg
Nhóm trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng

Nhóm trường Đại học Lạc Hồng đạt Giải Trình bày ấn tượng nhất. Theo trình bày của nhóm: “Năng lượng mặt trời rất dồi dào và sẵn có, khiến nó trở thành nguồn thay thế đầy hứa hẹn cho nhiên liệu xăng dầu thông thường. Tế bào quang điện thường được tìm thấy trong các tấm pin mặt trời, chuyển đổi trực tiếp thành điện năng tạo ra hiệu ứng quang điện. Tuy nhiên, các hoá chất bám vào tấm pin năng lượng mặt trời mang đến sự độc hại tới người dân. Vì thế cần phải loại bỏ phần tế bào này chủ động để xử lý phù hợp, tránh gây ô nhiễm môi trường khó xử lý nếu để nguyên như hiện nay. Dự án đã đề xuất giải pháp là một hệ thống hỗ trợ việc bóc tách và loại bỏ lớp phủ gây độc hại trên các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi đã được nghiền thành bột”.

dh-lac-hong-giai-trinh-bay-an-tuong-nhat.jpg
Nhóm trường Đại học Lạc Hồng

Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Chương trình STEM của Dow Việt Nam và Đại học bang Arizona hợp tác cung cấp cho sinh viên đại học trên khắp Việt Nam các dự án ứng dụng liên quan đến doanh nghiệp trong đổi mới, khởi nghiệp và nghiên cứu.

Ông Loganathan Ravisanker- Tổng Giám đốc Dow Việt Nam chia sẻ: “Tầm nhìn của Dow là xây dựng một tương lai thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, phát triển bền vững và tính bao trùm hòa hợp, giúp cộng đồng của chúng ta phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi nỗ lực mang lại cơ hội bình đẳng trong lĩnh vực STEM và nghề nghiệp có tay nghề cao cho tất cả mọi người, đồng thời trao quyền cho nhân viên của mình để thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa này. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chú trọng tăng cường và mở rộng các chương trình giáo dục STEM và ngành nghề có tay nghề cao cũng như tạo điều kiện kết nối giữa sinh viên và cơ hội việc làm dựa trên đổi mới, sáng tạo. Sáng kiến này đặc biệt ưu tiên cho các nhóm đối tượng và thanh niên yếu thế trong xã hội...”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ba đội trường đại học đạt giải Chương trình ASU - Dow Vietnam STEM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO