8 tháng - Có 7 vụ điều tra hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

M.Hạnh| 09/09/2019 06:00

Tại Diễn đàn thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ Công Thương vừa tổ chức mới đây, ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết: Trong thời gian qua, các cuộc điều tra về hành vi chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có xu hướng gia tăng.

8 tháng - Có 7 vụ điều tra hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Cho tới nay đã có 19 vụ điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 8 tháng năm 2019 đã tới có 7 vụ việc. Như vậy, trung bình cứ 1 tháng có một vụ việc khởi xướng điều tra đối với hàng hóa của Việt Nam. Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là nhôm, thép, đồ gia dụng, thủy sản, gỗ ván ép, lốp xe, pin mặt trời…

Các mặt hàng bị điều tra đa số đều là các mặt hàng Hoa Kỳ, EU đã áp thuế PVTM đối với các sản phẩm của Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Như vậy phần chênh lệch thuế giữa hàng hóa của những quốc gia đó và hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ rất lớn

Link bài viết

Diễn biễn của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc phức tạp, nhiều dòng thuế của Trung Quốc sẽ chịu thuế đến 30% nên chênh lệch thuế so với hàng hoá từ Việt Nam càng lớn. Do vậy nguy cơ chuyển tải hàng hoá bất hợp pháp, gian lận xuất xứ cũng cần xác định rõ để có biện pháp phù hợp.

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh PVTM, ông Dũng cho biết, thủ đoạn của doanh nghiệp (DN) rất tinh vi, trong nhiều trường hợp chỉ thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu một thời gian ngắn rồi giải thể DN. Ngoài ra, các DN cũng lợi dụng các chính sách liên quan đến tạm nhập, tái xuất, chuyển tải quá cảnh theo nhiều hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia. Thậm chí, với mức xử phạt còn hạn chế, có doanh nghiệp cố tình vi phạm và chấp nhận bị phạt.

Ông Dũng khuyến cáo: Biện pháp PVTM đã được Tổ chức thương mại Thế giới - WTO đề ra quy tắc các nước điều tra bán chống phá giá không được lạm dụng để biến quyền được điều tra thành công cụ bảo hộ trá hình. Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp, các thị trường đều tạo xu thế bảo hộ nhiều hơn thì các doanh nghiệp Việt Nam phải theo dõi rất sát quy định của các nước, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU để tránh việc bị điều tra.

Lĩnh vực thép là một ví dụ. Trước đây, Hoa Kỳ vẫn xem thép cán nguội được sản xuất từ nguyên liệu thép cán nóng được coi là biến đổi đáng kể, nhưng nay Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho rằng việc sản xuất thép cuộn cán nguội, thép chống ăn mòn từ thép cán nóng nhập khẩu từ vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc là chuyển đổi không đáng kể, giúp lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng đối với vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Bộ Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 456% đối với một số mặt hàng thép được sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), sau đó được vận chuyển tới Việt Nam để gia công và cuối cùng xuất khẩu tới Mỹ.  

Khi bị điều tra thì các doanh nghiệp phải tham gia rất chặt chẽ với các cơ quan hữu trách của nước điều tra vụ việc ngay từ đầu. Đảm bảo cung cấp kịp thời mọi minh chứng cho xuất xứ hàng hóa của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
8 tháng - Có 7 vụ điều tra hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO