TP. Hồ Chí Minh - Vẫn là lựa chọn số 1 của doanh nghiệp FDI?

N.BẢO| 15/03/2016 06:22

Hai tháng đầu năm, trong ba địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI không có TP.HCM. Liệu sự thay đổi này có ảnh hưởng đến ngôi "quán quân" về thu hút FDI mà TP.HCM đã đạt được trong năm 2015?

TP. Hồ Chí Minh - Vẫn là lựa chọn số 1 của doanh nghiệp FDI?

Hai tháng đầu năm, trong ba địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không có TP.HCM. Liệu sự thay đổi này có ảnh hưởng đến ngôi "quán quân" về thu hút FDI mà TP.HCM đã đạt được trong năm 2015? 

Đọc E-paper

Kết thúc năm 2015, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 4,1 tỷ USD vốn đăng ký mới lẫn vốn tăng thêm, chiếm 17% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam (Bắc Ninh đứng thứ 2 và Bình Dương đứng thứ 3).

Lũy kế đến ngày 31/12/2015, TP.HCM đứng đầu trong 63 tỉnh, thành phố có FDI đầu tư, với 5.886 công trình còn hiệu lực và 42,3 tỷ USD vốn.

Chỉ tính riêng lĩnh vực bất động sản, con số 1,5 tỷ USD/13 dự án đăng ký mới đã giúp đô thị này hoàn thành mục tiêu thu hút FDI sau nhiều năm bị các địa phương phía Bắc "soán ngôi".

Vào ngày 16/3/2016, Lãnh đạo TP.HCM có buổi đối thoại với các DN nước ngoài đóng trên địa bàn Thành phố, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của khu vực DN này để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.

Với vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, TP.HCM là "cửa ngõ” để nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu, đầu tư.

Điển hình như trường hợp của các doanh nghiệp (DN) Singapore, ông Ang Wee Gee, Tổng giám đốc Điều hành Tập đoàn Keppel Land, một trong những DN đến Việt Nam từ rất sớm, nhìn nhận, dù danh mục dự án trải đều ở các tỉnh - thành, nhưng TP.HCM được xác định là thị trường trọng điểm của Tập đoàn.

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến tháng 2/2016, TP.HCM là địa phương thu hút nhiều nhất dự án của nhà đầu tư Singapore với 786 công trình và 9,6 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 50% tổng số dự án và 26,71% về vốn đăng ký của DN Singapore tại Việt Nam), chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và bất động sản.

Cùng với Singapore, các nhà đầu tư Nhật Bản và Thái Lan cũng xem TP.HCM là một trong những điểm đến đầu tư quan trọng. Chẳng hạn, với nhà đầu tư Thái Lan, xét về số lượng, TP.HCM thu hút nhiều nhất dự án của Thái Lan, với 162 dự án.

Trong khi đó, chỉ mới hai tháng đầu năm 2016, trong số 80 triệu USD vốn FDI vào các KCN - KCX TP.HCM thì có đến hai dự án lớn của nhà đầu tư Nhật Bản (1 cấp mới, một điều chỉnh tăng vốn với quy mô trên 30 triệu USD/dự án), thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô.

Theo ông Vũ Văn Hòa, Trưởng Ban Quản lý các KCN - KCX TP.HCM (Hepza) đây là tín hiệu khả quan cho tình hình thu hút FDI trong năm 2016 của Thành phố, đặc biệt là động thái điều chỉnh tăng vốn tại các công trình đang có xu hướng tăng, thể hiện sự hài lòng và gắn bó của nhà đầu tư ngoại với môi trường đầu tư Thành phố.

Song, để duy trì lợi thế cạnh tranh trong "cuộc đua" thu hút dòng vốn FDI, trước mắt, TP.HCM phải giảm áp lực về hạ tầng giao thông, tạo sự kết nối chặt chẽ với các tỉnh - thành trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam thông qua các công trình hạ tầng trọng điểm như các tuyến cao tốc, đường vành đai.

>Thu hút vốn FDI: Cẩn trọng để loại trừ dự án “lợi dụng” TPP

>Vì sao nông nghiệp khó thu hút vốn FDI?

> Thu hút vốn FDI vẫn có thể đạt khoảng 15-16 tỷ USD

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TP. Hồ Chí Minh - Vẫn là lựa chọn số 1 của doanh nghiệp FDI?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO