Tận thu tín dụng

QUỲNH VŨ| 12/07/2012 05:58

Ngày càng nhiều NH tiếp cận công nghệ mới, triển khai các tiện ích trên thẻ ATM hoặc Internet Banking.

Tận thu tín dụng

Ngày càng nhiều NH tiếp cận công nghệ mới, triển khai các tiện ích trên thẻ ATM hoặc Internet Banking: nhờ thu, tài khoản thanh toán, trả lương qua tài khoản cho đến dịch vụ NH toàn cầu, đầu tư và ngoại hối, thậm chí thu hộ tiền điện, nước, điện thoại và nhiều loại ủy thác thanh toán khác, ngay cả tiền thuế xuất nhập khẩu...

Đọc E-paper

Ví dụ, Techcombank triển khai chương trình thu hộ tiềnđiện, thanh toánhóađơnviễn thông trả sauqua ATMvà fast i-bank. VIB ngoài thu hộ còn cho phép thấu chi với lãi suất ưu đãi khi thanh toán hóa đơn tiền điện, miễn phí chuyển tiền nội bộ và sử dụng một số phí dịch vụ thường niên chuyển tiền trực tuyến.

Mạnh tay hơn, trong năm2012, Sacombankmiễn phí đăng ký sử dụng và phí ủy thác thanh toán đối với hàng loạt hóa đơn như: hóa đơn tiền điện (Điện lực TP.HCM), tiền nước (Công ty Cấp nước Chợ Lớn), viễn thông (MobiFone)... Công nghệ này đang trở thành định hướng chính để tìm kiếm lợi nhuận của các NH trong năm nay.

Cụ thể, để thực hiện đượcmục tiêu tăng trưởng dư nợ 17% trong năm 2012, Eximbank đang từng bước đẩy mạnh nguồn thu từ mảng dịch vụ. Theo ước tính của NH này, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, doanh số thanh toán thẻ...) của NH mỗi năm đều đạt mức tương đối cao, tăng trưởng khoảng30%.

Tương tự, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, cho biết, khoản thu từ tín dụng vẫn chiếm 70% lợi nhuận của ACB trong năm 2012, thu từ dịch vụ 20% và 10%từ kinh doanh vàng, ngoại tệ... Còn theo ông Quách Văn Đức, Chủ tịch HĐQT DaiA Bank, bên cạnh tập trung huy động vốn, đạt mức tăng trưởng tín dụng nhận được 15%, NH thực hiện phương án tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối và kỳ vọng kênh phân phối sẽ đóng góp 60% lợi nhuận năm nay, trong đó thu phí dịch vụ chiếm 20% tổng lợi nhuận của kênh phân phối... Theo một chuyên gia tài chính, khi NH phát triển dịch vụ, các phía đều hưởng lợi.

Riêng NH, tiền sẽ xoay vòng theo phương thức tiền - hàng - tiền, đồng thời NH còn có thêm phí dịch vụ từ các loại dịch vụ thanh toánnày. Thế nên,mặc cho NHNN đã nhắc nhở nghiêm về việc thu phí nhưng các NH vẫn lờ đi. Bởi phí dịch vụ thanh toándù khôngnhiều, nhưng với hàng trămngàn thẻ thì con số phí cộng gộp sẽ không nhỏ.

Khảo sát cho thấy, hiện Vietcombank vẫn thu phí chuyển tiền nội mạng 3.300 đồng/lần giao dịch; Techcombank thu phí giao dịch tại máy ATM khác gần 6.000 đồng/lần; các NH Đông Á, Agribank, BIDV... vẫn tiếp tục thu tiền in sao kê và số dư cùng hệ thống NH từ 1.000 - 1.200 đồng/lần...

Trả lời về việc thu phí, phần lớn các NH đều đổ thừa là do đang lỗ rất nặng trong việc đầu tư hệ thống nên phải thu phí để bù lỗ. Để có thể vận hành và duy trì hệ thống ATM, chi phí NH phải bỏ ra khá lớn, như: 1 máy ATMcó giá khoảng 600 triệuđồng, chi phí thuê địa điểm đặt máy ATM khoảng 10 - 20 triệu đồng/tháng, chưa kể các chi phí vận hành cho ATM như: tiền điện, máy điều hòa, bảo vệ, bảo mật, kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng... cũng tốn hàng chục triệu đồng/tháng.

Theo một số chuyên gia, với những tốn kém như vậy, việc co cụm nếu diễn ra sẽ rơi vào các NH nhỏ. Với NH lớn, việc đầu tư ATM sẽ không dàn trải như trước.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Thẩm Dương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, NH không hề thiệt thòi dù có miễn thu phí thẻ ATM. Bởi ngoài khoản lãi thu được từ số dư trong tài khoản khách hàng, với xu hướng thương mại điện tử như hiện nay, tiềm năng lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán qua thẻ là rất lớn. “Vậy thiết nghĩ, các NH lớn đang có lợi nhuận cao thì có thể chia sẻ khoản lợi nhuận đó cho chi phí duy trì hoặc kết nối ngoại mạng với chủ thẻ thay vì tận thu, nếu không muốn khách hàng quay lưng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, NH cũng chưa nên áp thêm nhiều khoản phí”, TS. Lê Thẩm Dương nhận định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tận thu tín dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO