Năm giải pháp cho phát triển bền vững

Lược ghi phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn DN Việt Nam giữa kỳ năm 2014 diễn ra n| 12/06/2014 09:30

Kinh tế Việt Nam năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Tăng trưởng GDP 5 tháng đầu năm dự kiến đạt 5,8% và kế hoạch đưa ra cho năm 2015 là trên 6%.

Năm giải pháp cho phát triển bền vững

Kinh tế Việt Nam năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Tăng trưởng GDP 5 tháng đầu năm dự kiến đạt 5,8% và kế hoạch đưa ra cho năm 2015 là trên 6%.

Đọc E-paper

Lạm phát được kiểm soát tốt, năm 2014 giữ ở khoảng 5%. Lãi suất giảm theo tín hiệu lạm phát, phù hợp với kinh tế thị trường. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng được xử lý từng bước, đang giảm dần.

Tỷ giá hối đoái tiếp tục ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, đảm bảo trên 12 tuần nhập khẩu từ đầu năm 2013 đến nay. Xuất khẩu năm 2011 - 2013 bình quân tăng trên 20%, 5 tháng đầu năm tăng gần 16%, dự báo cả năm tăng 15-16%.

> WB dự báo tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi

> TPHCM vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng

> Động lực tăng trưởng mới?

> Nhắm đích tăng trưởng 7-8% giai đoạn 2011-2015

> Tăng trưởng kinh tế nhưng chất lượng cuộc sống chưa cao

Tái cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, doanh nghiệp (DN) nhà nước đã có chuyển biến tích cực, dù chưa như mong muốn nhưng đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam. Chính phủ đang xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm 2016 - 2020 theo hướng phát triển bền vững.

Nếu như năm 2014 Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, thì năm 2015 phấn đấu tăng trưởng 6%, để giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 6,5%/năm. Việt Nam sẽ thực hiện nhiều giải pháp, chính sách, trong đó nhấn mạnh 5 giải pháp chủ yếu:

Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhất là thực hiện cơ chế giá, phân bổ nguồn lực và chủ động hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nền kinh tế, tập trung cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh hơn, tạo mọi thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

Hiện, Chính phủ đang trình Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp (DN) mới theo tinh thần Hiến pháp 2013. Tới đây, Chính phủ sẽ ban hành các quy định bảo đảm quyền tự do kinh doanh của DN như Hiến pháp quy định.

Thứ hai, Việt Nam đang nhấn mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, mục tiêu cạnh tranh cao hơn, hiệu quả cao hơn, coi đây là một nội dung, một chính sách có ý nghĩa nhất đối với phát triển nhanh và bền vững. Tái cơ cấu DN nhà nước đã tiến một bước dài. Năm 2014-2015, sẽ cổ phần hóa 432 DN, trong đó có các tổng công ty, tập đoàn lớn, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường với các thành phần kinh tế khác.

Trong tái cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, coi đây là động lực phát triển nền kinh tế. Việt Nam cũng tạo mọi điều kiện hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thu hút mạnh hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, Việt Nam đang thực hiện cơ chế khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, trong đó đặc biệt khuyến khích hình thức PPP (đối tác công - tư). Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành cơ chế và nguồn lực thỏa đáng để đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao đáp ứng yêu cầu của thị trường và DN.

Thứ tư, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện thể chế nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Việt Nam hướng đến quản trị quốc gia hiệu lực, hiệu quả, trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Trong xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm và phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người dân thông qua các tổ chức tự nguyện và hợp pháp. Để nâng cao hiệu lực nhà nước pháp quyền, đặc biệt coi trọng xây dựng thể chế, hoàn thiện thể chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính.

Thứ năm, Việt Nam quyết tâm xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, tự chủ. Việt Nam kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền quốc gia theo luật pháp quốc tế. Đồng thời, cam kết sẽ không có tình trạng manh động phá hoại tài sản DN như vừa qua. Việt Nam đã chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ các DN bị thiệt hại và hầu như tất cả DN đã trở lại hoạt động bình thường.

Đối với gần 20 DN chưa trở lại sản xuất, Chính phủ Việt Nam quyết định cùng chính quyền các địa phương và DN bị thiệt hại bàn bạc cụ thể để đưa ra phương án có lý, có tình, để DN sớm phục hồi sản xuất. Việt Nam đang làm việc này với trách nhiệm cao nhất và nhận được sự chia sẻ, đồng thuận của DN để giải quyết tốt sự cố không mong muốn này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Năm giải pháp cho phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO