Gỡ nút thắt chính sách để TP.HCM tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Lý Trường Chiến (*)| 25/05/2023 07:00

Có thể khẳng định rằng, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã quyết liệt triển khai nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra những xung lực phát triển mới cho đất nước. Với TP.HCM, chiếc áo cơ chế dường như đang "quá chật" kìm hãm vai trò đầu tàu của một cực tăng trưởng, cùng cả nước, vì cả nước.

Thực tế cho thấy, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cùng với dòng chảy của lịch sử, TP.HCM đã và đang luôn là đầu tàu phát triển kinh tế cho cả nước nói chung và vùng Nam bộ nói riêng, đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế nước nhà.

Xét về quy mô dân số vốn được xem là nguồn lực chính cho sự phát triển, thì TP.HCM với khoảng 10 triệu con người "hiện diện trong thành phố mỗi ngày" thậm chí có lợi thế hơn một số quốc gia có nền kinh tế phát triển. Lịch sử cũng cho thấy TP.HCM luôn là mũi nhọn đi đầu trong việc đổi mới, từ đó tạo chuyển biến và gặt hái những kết quả tích cực, tốt đẹp.

Nghị quyết 54/2017/QH ra đời năm 2017 với sứ mệnh tạo ra những cơ chế, chính sách đặc thù giúp TP.HCM phát triển và thời gian 5 năm triển khai thực đã ghi nhận những thành công nhất định, bên cạnh một số hạn chế tồn tại bởi vẫn sự xuất hiện một số lĩnh vực mà khuôn khổ pháp luật chưa thể bao quát hết (cho TP.HCM). Vì thế, đòi hỏi một khung pháp lý phù hợp, vững chắc để tháo gỡ vướng mắc, tạo ra một không gian phát triển mới, khắc phục được những hạn chế ở Nghị quyết 54, từ đó tạo ra những động lực mới hơn và mạnh mẽ hơn cho sự phát triển thành phố, của đầu tàu TP.HCM là hết sức cấp thiết. 

-4327-1684980633.jpg

Dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 sẽ giúp TP.HCM khắc phục một số vấn đề bất cập của Nghị quyết 54 và tiếp tục chủ động hơn trong việc đổi mới sáng tạo, quản lý vận hành và huy động nguồn lực xã hội cho công cuộc phát triển, trong đó có hai "điểm sáng mới" về cơ chế, chính sách thể hiện sự quan tâm và cởi mở hơn cho việc huy động nguồn lực xã hội với nhà đầu tư chiến lược được đề cập ở Điều 7 (của dự thảo nghị quyết) và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ để có thêm nguồn lực, để tăng tốc đi nhanh vượt trước đạt vị thế phát triển mới tốt hơn.

Đi sâu hơn vào Điều 7 và Điều 8 (của dự thảo nghị quyết) về huy động nguồn lực xã hội, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi cho nhà đầu tư chiến lược và các cơ chế, chính sách gắn liền với hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chúng ta có thể tập trung nghiên cứu vào giải pháp sau:

1. Ưu tiên tập trung vào ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm cả lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), gia tăng đổi mới sáng tạo, hình thành hệ sinh thái, hệ thống hợp tác chặt chẽ, nghiên cứu, phát triển tạo ra sản phẩm dịch vụ mới dễ sử dụng phục vụ nhu cầu đã, đang và sẽ có cho thị trường chú ý khả năng lưỡng dụng (dân sự và quân sự).

2. Tập trung giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, từ thị trường nội địa 100 triệu dân của Việt Nam cho đến các quốc gia, vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, hiệu ứng chiến tranh, thay đổi cơ cấu dân số, thay đổi cấu trúc xã hội, nhu cầu và cơ hội chuyển đổi khai thác các nguồn năng lượng mới cho xã hội, cộng đồng đến gia đình và cá nhân, giải pháp cần thiết là giúp cho cuộc sống và công việc được dễ dàng hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn.

3. Sau khi có cơ chế, chính sách cần thực hiện tuyên truyền sâu rộng thường xuyên để kích hoạt động lực, niềm tin của từng và tất cả cá nhân thành phần, cơ quan, tổ chức từ đó chuyển đổi trạng thái thụ động, chờ đợi, hoài nghi thành phản biện tích cực, tôn trọng khác biệt, kết thành hệ thống, hợp tác chân thành, quyết tâm quyết đoán, liên tục hoàn thiện, hành động kiên trì, phối hợp nhịp nhàng, sáng tạo và đổi mới cách nghĩ cách làm ở mọi công việc, cá nhân, tổ chức, quy mô, lĩnh vực, ngành nghề... chứ không phải sáng tạo đổi mới chỉ có ở khối kỹ thuật khoa học công nghệ. 

4. Do nguồn lực và năng lực hạn chế lại cần có kết quả sớm nên lưu ý ưu tiên định hướng vào sáng tạo đổi mới có tính ứng dụng thực dụng phục vụ nhu cầu đa dạng đang và sắp có trong và qua biến động, thay đổi sâu rộng toàn bộ và toàn cầu hiện nay như giải pháp đã nêu ở mục 2.

5. Mở rộng thông tin, cầu nối để khai phát khả năng tiếp nhận và chuyển giao nguồn lực, tài chính và phi tài chính, kết quả nghiên cứu ứng dụng, đăng ký quyền sở hữu trong và ngoài nước thúc đẩy đầu tư và giao thương tham gia vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng mới đang hình thành, đặc biệt lưu ý kết nối liên thông thị trường toàn cầu. 

(*) Chủ tịch CTP Consultancy Group

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gỡ nút thắt chính sách để TP.HCM tiếp tục phát triển mạnh mẽ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO