DN xuất khẩu cá tra phải đăng ký qua Hiệp hội Cá tra

P.T| 09/05/2014 09:50

Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với các lô hàng của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra đã được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận.

DN xuất khẩu cá tra phải đăng ký qua Hiệp hội Cá tra

Cá tra là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sau hơn 3 năm soạn thảo, nhiều lần lấy ý kiến, Nghị định về cá tra đã chính thức được ban hành, với một trong những mục đích là thiết lập kỷ luật cho thị trường cá tra xuất khẩu, đặc biệt là tình trạng bán phá giá.

Theo Nghị định 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, từ 20/6/2014, doanh nghiệp (DN) muốn xuất khẩu cá tra phải đăng ký qua Hiệp hội Cá tra. Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với các lô hàng của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra đã được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận.

Cơ sở chế biến cá tra phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thực phẩm thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra chế biến

Nghị định quy định cụ thể đối với việc nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, bao gồm: Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra; điều kiện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm; điều kiện cơ sở chế biến cá tra; điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá tra chế biến; điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá tra; đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra; xử lý vi phạm trong xuất khẩu sản phẩm cá tra...

Nghị định quy định cụ thể đối với việc nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, bao gồm: Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra; điều kiện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm; điều kiện cơ sở chế biến cá tra; điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá tra chế biến; điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá tra; đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra; xử lý vi phạm trong xuất khẩu sản phẩm cá tra...

Theo đó, đối với cơ sở nuôi cá tra thương phẩm, địa điểm, diện tích nuôi phải phù hợp với quy định nuôi, chế biến cá tra đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt; bảo đảm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương chứng nhận, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm...

Đối với cơ sở chế biến cá tra, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thực phẩm thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra chế biến...

Cũng theo Nghị định 36, DN muốn xuất khẩu cá tra phải có vùng nuôi, hoặc nếu không có thì phải có hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua sản phẩm với đơn vị chế biến cá tra. Đồng thời, DN phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra qua Hiệp hội cá tra Việt Nam. Nếu không có xác nhận của Hiệp hội cá tra, hải quan sẽ không cho thông quan những lô hàng này.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của cơ quan chức năng xác nhận xuất khẩu: Trong vòng 1 ngày làm việc, nếu thấy hồ sơ xin xác nhận của DN chưa đầy đủ, Hiệp hội Cá tra phải có văn bản thông báo để DN bổ sung. Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ, Hiệp hội phải xác nhận cho DN (nếu đủ điều kiện) hoặc trả lời cho DN về việc không xác nhận, nêu rõ lý do.

Nghị định cũng nêu rõ cách thức xử lý những vi phạm trong xuất khẩu sản phẩm cá tra: Đình chỉ xuất khẩu lô hàng sản phẩm cá tra không đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu; tạm dừng xuất khẩu sản phẩm cá tra đối với thương nhân xuất khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của thị trường nhập khẩu yêu cầu tạm dừng do có vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm...

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2014.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
DN xuất khẩu cá tra phải đăng ký qua Hiệp hội Cá tra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO