Đẩy mạnh tín dụng cho ngư dân

HỒNG CƯƠNG| 02/08/2014 06:40

Để hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia cho vay, bên cạnh việc cấp bù lãi suất theo năm, Bộ Tài chính vừa cho phép các TCTD được cấp bù 90% số cấp bù lãi suất phát sinh của quý trước nếu các ngân hàng (NH) có đề nghị.

Đẩy mạnh tín dụng cho ngư dân

Để hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia cho vay, bên cạnh việc cấp bù lãi suất theo năm, Bộ Tài chính vừa cho phép các TCTD được cấp bù 90% số cấp bù lãi suất phát sinh của quý trước nếu các ngân hàng (NH) có đề nghị.

Đọc E-paper

Việc thẩm tra hồ sơ để cấp bù lãi suất cho các TCTD cũng được quy định trong vòng 4 tháng là giải quyết xong. Do vậy, đối với các khoản vay theo Nghị định 67, các TCTD có thể sẽ nhận được phần lãi suất cấp bù ngay sau khi kết thúc mỗi năm tài chính.

Điều này tạo thuận lợi để các NH tham gia cung ứng vốn cho các hợp tác xã, tổ, đội tàu của ngư dân các địa phương đóng và nâng cấp tàu biển công suất lớn, phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ. Trước đó, việc đánh bắt xa bờ của ngư dân chủ yếu vẫn đơn lẻ, chưa thực sự hình thành các tổ đội sản xuất hỗ trợ nhau trên biển, giá trị đầu ra cho ngư dân chưa được đảm bảo. Những khó khăn trên làm giảm hiệu quả đầu tư tín dụng tạo tâm lý e dè đối với các tổ chức tín dụng khi xem xét cho vay.

Như vậy, có thể kết luận rằng, chỉ sau 2 tháng, từ khi Quốc hội quyết định dành 16.000 tỷ đồng từ nguồn cân đối ngân sách năm 2013 để hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, đóng tàu, trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, ực lượng kiểm ngư (2/6), các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương đều rất gấp rút thực hiện chủ trương này.

Cụ thể, ngay sau khi Quốc hội có quyết định trên, Chính phủ đã đưa ra dự thảo Nghị định 67 để lấy ý kiến các bộ, ngành. Ngày 7/7 Nghị định 67 được Chính phủ ban hành cũng là lúc Thống đốc Nguyễn Văn Bình cam kết sẽ chỉ đạo các TCTD dành khoảng 10.000 tỷ đồng để cho ngư dân vay với lãi suất thấp nhất có thể. Cũng ngay trong tháng 7, Bộ Tài chính đã đưa ra 2 bản dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện nghi dinh 07.

Thực tế, từ đầu tháng 6/2014, BIDV đã triển khai cho vay vốn lưu động với lãi suất 5%/năm hỗ trợ khai thác, hậu cần, thu mua hải sản đối với ngư dân, hộ gia đình tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa. Ngoài gói tín dụng 3.000 tỷ đồng thực hiện theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, BIDV cũng sẽ triển khai các gói tín dụng khác để hỗ trợ phát triển ngành thủy sản, như gói 2.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp đóng tàu đảm bảo tiến độ đóng tàu cho ngư dân...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương có truyền thống đánh bắt hải sản cũng đã rà soát, thống kê, để kịp thời triển khai Nghị định 67 ngay khi bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng 8.

Có thể nhận thấy, khi chủ quyền trên biển bị xâm hại thì mọi sức mạnh đề bảo vệ ngư dân, ngư trường được dồn lực. Với những hành động thiết thực trên, các NHTM cũng nhanh tay đẩy mạnh gói hỗ trợ dành riêng cho lĩnh vực này. Hy vọng thời gian tới, nguồn vốn hỗ trợ phục vụ ngư dân sẽ được giải ngân hiệu quả, góp phần tiếp sức ngư dân trên những vùng biển ngoài khơi thuộc chủ quyền Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đẩy mạnh tín dụng cho ngư dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO