Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ VN tăng mạnh

05/05/2015 01:04

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ Việt Nam đang tăng mạnh cùng với sự bùng nổ sản xuất.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ VN tăng mạnh

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ Việt Nam đang tăng mạnh cùng với sự bùng nổ sản xuất.

Bình luận về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, tờ Financial Times của Anh nhận định, các số liệu kinh tế vĩ mô cho thấy kinh tế Việt Nam đang đi lên với tăng trưởng GDP quý I vừa qua đạt 6%.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn đang trong đà phục hồi và tầng lớp trung lưu đô thị là một trong những nhóm hưởng lợi trước tiên.

Sự kết hợp giữa sự bùng nổ sản xuất, lượng kiều hồi và lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay giảm giúp tăng mức thu nhập khả dụng của người Việt.

Một thành quả nữa đó là khiến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ Việt Nam tăng mạnh.

Theo số liệu của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, ngành bán lẻ hiện đại ở Việt Nam đang thu hút khoảng 20-25% tiêu dùng của người Việt, tỷ lệ này ở Thái Lan là 46%, Malaysia là 53% và Trung Quốc là 64%.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ đô thị hóa nhanh nhất châu Á.

Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan hồi năm ngoái đã đàm phán chi 876 triệu USD để mua lại chuỗi 19 siêu thị của Metro tại Việt Nam, chuỗi siêu thị lớn thứ 2 sau Co-opmart Mart.

BJC cũng mua lại chuỗi cửa hàng tiện ích B’s Mart và dự định mở thêm 300 cửa hàng tiện ích khác.

Ngoài BJC, các hãng bán lẻ khác như Big C của Pháp, Aeon Mall, Family Mart và Ministop của Nhật Bản, Lotte Mart của Hàn Quốc cũng lên kế hoạch mở rộng thị trường tại Việt Nam.

Trong đó, Lotte Mart dự kiến mở nâng tổng số trung tâm thương mại của hãng tại Việt Nam lên 60 trung tâm. Nhiều đối thủ khác từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN cũng đang đổ bộ vào Việt Nam.

Hiện các nhà bán lẻ nước ngoài mới chiếm khoảng 5% thị phần nhưng nhóm này đang phát triển mạnh nhất. Nhóm này tuy nhiên cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp nội.

Mới đây, Vingroup đã chính thức nhảy vào lĩnh vực bán lẻ và dự kiến mở 100 siêu thị, 1.000 cửa hàng tiện lợi thương hiệu VinMart trong vòng 3-4 năm tới.

Mới đây, Vingroup đã hoàn tất mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tại Công ty Thương mại và Thời trang Việt Nam (Vinatexmart).

Sau thương vụ này, Vingroup trở thành chủ sở hữu mới chuỗi 39 siêu thị chuyên bán đồ thời trang, may mặc trên 19 tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, Vingroup cũng đề xuất mua lại 80% cổ phần cảng Hải Phòng và Sài Gòn.

Nếu các kế hoạch này thành hiện thực, trong vòng 3 năm tới, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 250 – 300 siêu thị, trung tâm thương mại mới, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM và thêm khoảng 1.500 cửa hàng tiện ích, gấp 3 lần hiện tại.

Theo Financial Times, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn chỗ trống. Bởi nếu so sánh với Thái Lan, họ có hơn 10.000 cửa hàng tiện ích phục vụ nhóm dân cư chỉ bằng 3/4 dân số Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường này cũng tiềm ẩn những rủi ro, việc các hãng ồ ạt cạnh tranh thị phần có thể dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung, ít nhất là cho đến khi kinh tế Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.

>Đầu tư vào bán buôn, bán lẻ, dịch vụ sẽ phát triển hơn
>Bí mật của chuỗi bán lẻ Timberland Boot
>Kinh doanh bán lẻ là phải địa phương hóa
>Thế giới không còn "vua bán lẻ"

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ VN tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO