Vai trò của người gốc Hoa trong nền kinh tế Mỹ

05/05/2011 00:11

Đến năm 2011, người gốc Hoa ở Mỹ có gần 4 triệu người, chiếm 1,2% dân số nước Mỹ và cứ 4 người Mỹ gốc Châu Á thì có 1 người gốc Hoa.

Vai trò của người gốc Hoa trong nền kinh tế Mỹ

Đến năm 2011, người gốc Hoa ở Mỹ có gần 4 triệu người, chiếm 1,2% dân số nước Mỹ và cứ 4 người Mỹ gốc Châu Á thì có 1 người gốc Hoa.

Khu phố người Hoa ở New York

Người Hoa tập trung đông nhất tại 5 thành phố lớn ở các bang California, New York, Texas - trong đó New York và Los Angeles chiếm tới 51,4% tập trong ở các khu gọi là “Đường nhân phố” hay “Đường nhân khu”. Các nhà dân số học Mỹ cho biết 10 năm tới, người gốc Hoa ở Mỹ vượt người Do Thái, trở thành dân Mỹ gốc nước ngoài đông thứ 3 ở Mỹ.

“Báo Hoa Kiều” ra ngày 1/5 cho biết tính tới năm 2007, bốn triệu người Hoa sở hữu tới 423.609 doanh nghiệp các loại với doanh thu năm 2007 tới 142,7 tỉ USD. Số lượng doanh nghiệp người gốc Hoa chiếm tỉ lệ cao nhất trong số 1,5 triệu doanh nghiệp người gốc Châu Á và cũng tăng nhanh hơn doanh nghiệp của người Mỹ và người gốc Châu Á khác. Tính tới năm 2007, số doanh nghiệp người gốc Hoa tăng 48% so với 5 năm trước đó.

Tuy nhiên, doanh nghiệp người Hoa có quy mô không lớn, số doanh nghiệp có thuê người làm chỉ vào khoảng 110.000, trong đó thuê khoảng 50 người trở lên chỉ có 1.660 doanh nghiệp. Còn lại tới 314.000 doanh nghiệp là công ty tư nhân “kiểu gia đình” không thuê người. Các thành viên trong gia đình đảm nhiệm vận hành và quản lý công ty. Thu nhập và cuộc sống của người gốc Hoa trong xã hội Mỹ ở mức trung bình từ 5.000 USD tới 15.000 USD/tháng.

Người Hoa chủ yếu kinh doanh trong một số ngành nghề như khoa học kỹ thuật chiếm 16%, khách sạn và nhà hàng chiếm 13%, dịch vụ sửa chữa chiếm 11%, kinh doanh địa ốc chiếm 10%. Doanh nghiệp của người gốc Hoa tập trung nhiều nhất ở bang California (166.000 doanh nghiệp), tiếp đó là New York (86.000 doanh nghiệp) và Texas (khoảng 20.000 doanh nghiệp).

Đáng lưu ý là có tới 57,2% người gốc Hoa làm việc trong ngành khoa học kỹ thuật và chuyên môn như phát triển phần mềm, kinh doanh, quản lý, kế toán. Nhiều người có đóng góp đáng kể cho phát triển khoa học kỹ thuật Mỹ. Cho tới nay, có tới 7 người Mỹ gốc Hoa đoạt giải thưởng Nobel vật lý và hóa học. Đó là Lý Chính Đạo, Dương Chấn Ninh, Đinh Triều Trung, Lý Viễn Triết, Chu Đệ Văn, Thôi Kỳ, Tiền Vĩnh Kiệt. Ngoài ra, có tới 14% người gốc Hoa là các công chức nhà nước - trong đó một số người làm bộ trưởng, thứ trưởng. Nhưng đóng góp về kinh tế của doanh nghiệp người Hoa đối với kinh tế Mỹ vẫn là chủ yếu. Hàng năm, người gốc Hoa bán ra lượng hàng hóa tới trên 140 tỉ USD phục vụ đời sống của dân Mỹ.

Tuy nhiên, “Báo Hoa Kiều” nhận xét người gốc Hoa ở Mỹ vẫn bị coi là “công dân hạng 2” không mấy được coi trọng và ưa chuộng. Kết quả thăm dò dư luận ở Mỹ do “Hội Bách Nhân” tiến hành năm 2010 cho biết 28% dân Mỹ được hỏi nói họ chưa bao giờ và cũng không muốn tiếp xúc với người gốc Hoa ở Mỹ. Điều này cho thấy doanh nghiệp người Hoa ở Mỹ có vai trò lớn, nhưng địa vị của họ chưa được coi trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vai trò của người gốc Hoa trong nền kinh tế Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO