Trung Quốc: Cơn khát dầu mỏ và tham vọng biển Đông

TĂNG KHÁNH| 22/05/2015 06:51

Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và đang nuôi tham vọng thao túng thị trường năng lượng toàn cầu với con cờ chiến lược - Biển Đông.

Trung Quốc: Cơn khát dầu mỏ và tham vọng biển Đông

Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và đang nuôi tham vọng thao túng thị trường năng lượng toàn cầu với con cờ chiến lược - Biển Đông.

Dòng chảy năng lượng thế giới đã thay đổi

Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn dầu mỏ từ các nước Trung Đông, chủ yếu là Iran, như một nỗ lực thắt chặt quan hệ ngoại giao – thương mại với các nước này. Theo Công ty Tư vấn nghiên cứu về thị trường năng lượng Energy Aspects, “Iran muốn đảm bảo họ có nhiều đầu tư từ Trung Quốc hơn”.

Các báo cáo cho thấy tháng 3, Trung Quốc nhập 6,3 triệu thùng dầu/ngày, chỉ đứng sau Mỹ. Cho đến tháng 4, con số này đã tăng lên 7,4 triệu thùng/ngày (nhiều hơn Mỹ 200.000 thùng/ngày), và trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thể giới. 

>>Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới

Theo Colin Fenton, thuộc trung tâm nghiên cứu Blacklight Research, bất chấp nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất trong 24 năm qua, Bắc Kinh vẫn tăng cường thu mua dầu mỏ khiến lượng nhập khẩu dầu thô tăng vọt trong 5 tháng vừa qua.

Giải thích cho động thái đó, Finacial Times dẫn lời một thương nhân cao cấp Trung Quốc: “Thế giới có rất nhiều dầu. Và chúng tôi cần rất nhiều dầu”. Trung Quốc không muốn thụ động chấp nhận mức giá thị trường mà muốn trở thành tác nhân có thể thiết lập nên mức giá đó.

Những động thái đó từ Trung Quốc đã làm thay đổi "dòng chảy" dầu thô của thế giới, thể hiện tham vọng của Bắc Kinh đối với thị trường năng lượng toàn cầu.

Tương lai dầu mỏ gắn liền với Biển Đông

Cũng theo báo cáo của Finacial Times, sản lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ khó tiếp tục vượt qua Mỹ trong vài tháng tiếp theo. Tuy nhiên, trong dài hạn, tham vọng thao túng thị trường dầu mỏ thế giới của Bắc Kinh sẽ không dừng lại.

Đó là lý do Chính phủ Tập Cận Bình không ngừng gây ra sức ảnh hưởng trên Biển Đông, nơi có đến 28 tỷ thùng dầu chưa được khai thác. Bên cạnh đó, mỗi ngày, 10 triệu thùng dầu đang được vận chuyển qua eo biển Malacca thuộc vùng Biển Đông - đường vận chuyển hàng hải mang ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Trung Quốc, theo Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc. 

>>Malacca - Nút thắt cổ chai ở Biển Đông

Điều này có nghĩa là, những bất ổn xảy ra trên khu vực Biển Đông bắt nguồn từ sản lượng dầu mỏ béo bở cùng vị trí chiến lược của eo biển Malacca. Jim Hinton viết trên trang OilPrice.com, cảnh báo: “Tương lai dầu mỏ thế giới đã được gắn liền với Trung Quốc và tình hình Biển Đông”.

Các nước ASEAN đã chỉ trích hành động của Trung Quốc khi không ngừng xây dựng các đảo nhân tạo nhằm thay đổi hiện trạng của vùng biển này, tăng cường sở hữu và tuyên bố chủ quyền trái phép. Mục đích của Bắc Kinh chính là muốn kiểm soát độc quyền nguồn tài nguyên, bao gồm cả đường vận chuyển hàng hải của toàn bộ khu vực.

Financial Times viết: “Tất nhiên, Trung Quốc phủ nhận tất cả trong khi các nước ASEAN mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh vi phạm nguyên tắc Tự do biển và Luật Thương mại hàng hải quốc tế”.

Với 10 triệu thùng dầu (có giá 59 USD/thùng) được vận chuyển qua eo biển Malacca, Trung Quốc sẽ “bỏ túi” 590 triệu USD/ngày nếu giành độc quyền kiểm soát khu vực.

Vì món lợi khổng lồ đó, Trung Quốc sẽ không ngần ngại để những căng thẳng tiếp tục leo thang, quấy rối hoặc bắt giữ những tàu chở dầu… nếu nhận thấy lợi ích của họ tại biển Đông bị de dọa, Finacial Times kết luận. 

>Tướng Trung Quốc: Mỹ gây ra tình hình hiện nay trên Biển Đông
>Bắc Kinh sẽ là “nạn nhân lớn nhất” trong căng thẳng Biển Đông
>Từ chuyện Biển Đông, bàn chuyện "trứng" và "giỏ" trong kinh doanh
>Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư năng lượng ở Iran

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Cơn khát dầu mỏ và tham vọng biển Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO