Làng đô thị Xiancun ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images |
Ông Kenneth Rogoff, nhà Kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), giáo sư chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công của đại học Havard, đã có bài phân tích về ảnh hưởng của một đợt suy thoái tại Trung Quốc.
Ông Rogoff cho biết IMF nhận định rằng tác động từ suy thoái kinh tế Trung Quốc sẽ mang tính khu vực, chứ không dẫn đến một cuộc suy thoái trên diện rộng như trường hợp của Mỹ trước đây, nhưng ông không đồng ý với luận điểm này.
Theo ông, những mối liên kết với thị trường vốn tại Trung Quốc với thị trường toàn cầu được cho là chưa phản ánh đủ tác động. Tuy Mỹ hiện vẫn là quốc gia nhập khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất, nhưng các tập đoàn đa quốc gia vẫn hưởng một nguồn lợi nhuận lớn từ cường quốc châu Á trên.
Các nhà đầu tư đang lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. Đây là điều sẽ gây khó khăn cho tiêu dùng và đầu tư. Không những thế, giá trị của các công ty vốn phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là cách hãng công nghệ.
Theo ông Rogoff, một cuộc suy thoái từ phía Trung Quốc sẽ càng khiến tình hình tồi tệ thêm.
Tỷ lệ tiết kiệm cao ở châu Á trong hai thập kỷ gần đây là một trong những nguyên nhân khiến mặt bằng chung của lãi suất thực tại Mỹ và châu Âu ở mức thấp. Lãi suất thực là lãi suất được cân chỉ thêm yếu tố lạm phát.
Vấn đề trên được ông Rogoff cho rằng xuất phát từ việc thị trường vốn ở các quốc gia kém phát triển tại châu Á không đủ khả năng hấp thụ khoản thặng dư từ tiết kiệm.
Thay vì dẫn giúp hạ lãi suất thực toàn cầu, nền kinh tế đang phát triển chậm lại của Trung Quốc có thể lan khắp châu Á, trong khi khiến lãi suất ở khu vực nào đó tăng cao. Nhất là nếu một cuộc khủng hoảng tài chính thứ hai tại châu lục này diễn ra. Trong trường hợp đó, dự trữ của ngân hàng trung ương các nước sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Đối với thị trường vốn, viễn cảnh này có thể còn tệ gấp đôi.
So với việc Trung Quốc giảm nhập khẩu, lãi suất toàn cầu tăng cao theo ông Rogoff còn đáng sợ hơn. Các nhà lãnh đạo khối EURO đã không nhận được đủ công nhận cho nỗ lực giữ vững đồng tiền chung "vốn mong manh" của mình. Họ đã không làm được nếu không có mức lãi suất siêu thấp.
Lãi suất thấp đã giúp các lãnh đạo khối EURO vốn bị "tê liệt" về các biện pháp chính trị, có thể vay nợ thêm và tái cấu trúc các khoản nợ của mình ở ngoại vi khối.
Mỹ được nhận định cũng không thoát khỏi vũng lầy này.
Ở thời điểm hiện tại, ông Rogoff cho rằng Mỹ vẫn có thể cân đối khoản thâm hụt hàng nghìn tỉ đô của họ với chi phí thấp. Thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, một đợt tăng lãi suất có thể khiến chi phí trả nợ lấn sang các khoản chi ở nhiều lĩnh vực khác.
Cùng lúc đó, cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ.