Myanmar: Vẫn là đỉnh của "Tam giác chết chóc"

HÀ CÚC| 26/12/2013 08:27

Năm 1999, Myanmar hứa sẽ xóa bỏ sản xuất thuốc phiện trước năm 2014, nhưng sản lượng thuốc phiện từ vùng "Tam giác vàng" này tiếp tục tăng đều từ năm 2006 đến nay.

Myanmar: Vẫn là đỉnh của

Năm 1999, Myanmar hứa sẽ xóa bỏ sản xuất thuốc phiện trước năm 2014, nhưng sản lượng thuốc phiện từ vùng "Tam giác vàng" này tiếp tục tăng đều từ năm 2006 đến nay.

Đọc E-paper

Phía Bắc Myanmar là một khu vực núi đá lởm chởm tạo cảnh quan ấn tượng cho khách du lịch, nhưng lại là nỗi ám ảnh của những người nông dân. Trên các sườn đồi dốc sỏi đá và cằn cỗi, thứ cây phát triển nhất tại đây là... anh túc, để rồi trở thành thuốc phiện trong những công đoạn sản xuất sau đó.

> Những rủi ro lớn tại “mỏ vàng” Myanmar
> Đầu tư vào Myanmar không đơn giản
> Myanmar - Ẩn chứa nhiều rủi ro
> Cuộc chiến kinh doanh khốc liệt tại "mỏ vàng" Myanmar
> Việt Nam, “bài học kinh tế cho Myanmar”

> Myanmar: Doanh nghiệp Trung Quốc bị xua đuổi khắp nơi

Sử dụng hình ảnh vệ tinh và các cuộc điều tra hộ gia đình, Văn phòng Liên Hiệp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) ước tính đất canh tác dành cho sản xuất thuốc phiện tại Myanmar tăng 13%, tổng sản lượng thuốc phiện tăng 26% trong năm 2013, đạt gần 870 tấn thuốc phiện khô trị giá 433 triệu USD. Đây là năm thứ bảy liên tiếp sản xuất thuốc phiện ở quốc gia này gia tăng, khiến Myanmar trở thành nước trồng thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Afghanistan.

Ba năm trước, cuộc tổng tuyển cử đáng chú ý của Myanmar đã chấm hết chế độ độc tài quân sự, mở ra một xã hội cởi mở hơn về chính trị và kinh tế. Myanmar với nguồn tài nguyên giàu có, mở ra hy vọng cho một nền kinh tế tăng trưởng tiềm năng nhất Đông Nam Á.

Tuy nhiên, trong khi đầu tư nước ngoài đã đổ vào các thành phố Yangon và Mandalay, thì cơ hội kinh tế ở hầu hết các vùng nông thôn vẫn chưa xuất hiện.

Các hộ dân trồng thuốc phiện tại Myanmar tập trung ở miền Bắc Shan và Kachin, khu vực biên giới gần Trung Quốc. Cả hai đều là vùng biên giới và nhiều năm xung đột giữa các nhóm dân tộc thiểu số tranh chấp quyền tự trị. Các khảo sát của UNODC cho thấy, người dân tại khu vực không trồng thuốc phiện có nhiều cơ hội nâng cao thu nhập hơn so với những nông dân sinh sống bằng cây anh túc.

Cụ thể, hộ gia đình trồng thuốc phiện chỉ kiếm được trung bình 2.340 USD mỗi năm, với 920 USD số đó đến từ việc buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp. "Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa đói nghèo và trồng thuốc phiện", Giám đốc Quốc gia UNODC tại Myanmar Jason Eligh cho biết.

Myanmar hiện chiếm 8% tổng lượng sản xuất ma túy toàn cầu. Hơn 90% thuốc phiện và ma túy của Myanmar được sản xuất tại Shan và Kachin, khu vực biên giới gần Trung Quốc.

Một yếu tố khác khiến nạn trồng cây thuốc phiện tại Myanmar gia tăng là do "nhu cầu" thuốc phiện tại Đông Nam Á đang tăng. Các khảo sát của Liên Hiệp Quốc ghi nhận một sự gia tăng trong việc sử dụng thuốc phiện, heroin và ma túy tại Myanmar, trong khi buôn lậu ma túy và sử dụng cũng ngày càng tăng trong vùng lân cận miền Nam Trung Quốc.

Với tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong khu vực và kiểm soát tốt lạm phát (dưới 1 con số trong vài năm gần đây), triển vọng kinh tế Myanmar được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng GDP trung bình 7 - 8%/năm.

Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người sẽ đạt 2.000 - 3.000 USD/người/năm, gấp ba lần giá trị hiện tại và đưa Myanmar lọt vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp thống kê GDP nào, cũng không thể ước lượng được giá trị của nền kinh tế ngầm của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động buôn bán ma túy trong "Tam giác vàng".

Myanmar hiện chiếm 8% tổng lượng sản xuất ma túy toàn cầu. Quy mô và giá trị nền kinh tế ngầm của Myanmar chắc chắn rất lớn, đang đe dọa sự phát triển bền vững của nền kinh tế thực mà chính phủ Myanmar đang nỗ lực thực hiện. Hệ trọng hơn, phát triển kinh tế sẽ không còn ý nghĩa nếu các tệ nạn xã hội không được chính phủ giải quyết.

Trong khi đó, khoảng 192.000 hộ gia đình ở Myanmar hiện nay tham gia các công đoạn sản xuất thuốc phiện phi pháp. "Dân làng bị đe dọa bởi an ninh lương thực và nghèo đói nên cần lựa chọn thay thế kinh tế bền vững, hoặc họ sẽ tiếp tục sống trong tuyệt vọng với cây anh túc", ông Eligh cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Myanmar: Vẫn là đỉnh của "Tam giác chết chóc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO