Khí hậu: Hàn thử biểu của tăng trưởng

THỤY KHA| 14/02/2014 04:40

Ngày càng co nhiều bằng chứng rõ ràng về tác động của biến đổi khí hậu đối với tăng trưởng kinh tế.

Khí hậu: Hàn thử biểu của tăng trưởng

Ngày càng co nhiều bằng chứng rõ ràng về tác động của biến đổi khí hậu đối với tăng trưởng kinh tế.

Đọc E-paper

Cuối năm 2013, những ngày nhiệt độ một số nơi xuống tới -51OC đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 5 tỷ USD, do hàng triệu người không thể đi làm, đi nghỉ hay mua sắm. Đây là một lời nhắc nhở rằng thời tiết khắc nghiệt có những hậu quả kinh tế ngay cả đối với những nước giàu nhất, và sự thay đổi khí hậu có thể gây biến động lớn về kinh tế.

Sự liên kết giữa nhiệt độ và tình trạng nghèo là rõ ràng: Các nước nhiệt đới nghèo hơn. Công bố của các nhà nghiên cứu Melissa Dell (Đại học Harvard), Benjamin Jones (Đại học Northwestern) và Benjamin Olken (Viện Công nghệ Massachusetts), The Economist cho thấy, mỗi 1OC gia tăng, thì GDP bình quân đầu người giảm đi 8,5%. Một nghiên cứu khác về các nước nghèo cho thấy 1OC ấm hơn trong bất cứ năm nào đều làm giảm thu nhập bình quân đầu người 1,4%.

> Biến đổi khí hậu: Không còn là chuyện của Trời
> 10 sản phẩm xuất khẩu bị biến đổi khí hậu đe dọa
> Chống biến đổi khí hậu: Đã đến lúc phải hành động
> Nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu
> ASEAN cần đương đầu với thách thức biến đổi khí hậu
> Ý tưởng sáng tạo ngôi nhà đa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu
> Biến đổi khí hậu đe dọa dân thành thị ở châu Á

Tuy nhiên, mối tương quan giữa nhiệt độ và nghèo đói có thể tồn tại vì một yếu tố thứ ba (ví dụ như bệnh sốt rét). Nếu có thể thay đổi yếu tố này (diệt trừ bệnh), nhiệt độ có thể không còn quan trọng. Gần đây, khu vực nhiệt đới từ miền Nam Trung Quốc đến Rwanda đều trở thành những ví dụ về tăng trưởng kinh tế thành công.

Mặc dù vậy, vẫn có một mối tương quan tồn tại giữa nhiệt độ và tăng trưởng. Mặc dù có một số thành công về phát triển kinh tế, các nước nhiệt đới đã tăng trưởng 0,9 điểm phần trăm mỗi năm - chậm hơn so với trung bình toàn cầu trong quãng thời gian 1965 - 1990.

Trong một mẫu khảo sát của 28 quốc gia vùng Caribbean, sản lượng quốc gia giảm 2,5% cho mỗi 1OC nóng lên. Dù kết quả này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nhiệt độ nhưng sự tương quan đủ mạnh để điều tra xem liệu thời tiết tự nó có thể trực tiếp tác động tới tăng trưởng kinh tế hay không. Các tài liệu mới cho thấy có thể chứng minh được điều này.

Đầu tiên, thiên tai vẫn gây ra rất nhiều thiệt hại. Một nghiên cứu dự báo lốc xoáy giảm tăng trưởng GDP hằng năm của thế giới 1,3 điểm trong quãng thời gian 1970 - 2008. Tiếp theo, nhiệt độ cao và hạn hán có xu hướng làm giảm sản lượng nông nghiệp. Yếu tố này ảnh hưởng nhất tới các nước nghèo và thu nhập trung bình vì nông nghiệp chiếm phần lớn trong GDP của họ. Chẳng hạn, suy giảm lượng mưa có thể giảm thu nhập của nông nghiệp Brazil 4%.

Các giả định trước đây cho rằng tác động kinh tế của biến đổi khí hậu sẽ được giới hạn chủ yếu tại các nước nghèo có thể là sai. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, khi nhiệt độ khoảng 38OC, nguồn cung lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng... sẽ giảm một giờ một ngày. Đây là những hoạt động ngoài trời nên nhiệt độ cao có thể giải thích sự trễ nải của người lao động. Nhưng một nghiên cứu của các tổng đài tại Mỹ cũng cho thấy mỗi 1OC tăng giữa khoảng nhiệt độ từ 22 - 29OC sẽ giảm năng suất lao động 1,8%. Và trong các nhà máy xe hơi ở Mỹ, một tuần nhiệt độ bên ngoài trên 32OC sẽ làm giảm sản lượng 8%.

Cuối cùng , thời tiết ảnh hưởng đến điều kiện cơ bản của cuộc sống. Ở Mỹ, nhiệt độ trên 32OC làm tăng tỷ lệ tử vong hằng năm 0,1% so với thời tiết ôn đới (10 - 15OC) . Ở Ấn Độ, tỷ lệ này là gần 0,8%. Các đợt nắng nóng tại đây làm tăng tử vong (đặc biệt là các bà mẹ và trẻ sơ sinh) và ảnh hưởng đến thu hoạch, thiệt hại dinh dưỡng. Điều này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khí hậu: Hàn thử biểu của tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO