Hiến pháp đại dương

HÀ CÚC (theo RFI)| 30/04/2016 09:41

Đại dương đang phải hứng chịu một khối lượng khổng lồ rác thải từ đất liền, hình thành nên cái gọi là "lục địa thứ bảy".

Hiến pháp đại dương

Cho đến nay, biển khơi hay đại dương được coi là một không gian gần như không chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế.

Đọc E-paper

Sự "vô chủ” khiến tình trạng hải sản tại các vùng nước thuộc khu vực đặc quyền kinh tế quốc gia bị khai thác cạn kiệt trong những năm 1980 - 1990 ngày càng trầm trọng.

Bên cạnh đó, đại dương đang phải hứng chịu một khối lượng khổng lồ rác thải từ đất liền, hình thành nên cái gọi là "lục địa thứ bảy", trong đó "quần đảo" lớn nhất nằm trên Thái Bình Dương có diện tích gấp 7, 8 lần nước Pháp, với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 80.000km², tàn phá hệ sinh thái trong lòng biển.

Đại dương lâm nguy khiến sau 30 năm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển/UNCLOS (1982) (được coi là bản "Hiến pháp về Đại dương"), 196 quốc gia mới chấp nhận ngồi vào bàn thương thuyết về khuôn khổ pháp lý cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững hệ đa dạng sinh thái trong lòng biển. Theo đó, các bên thống nhất, Ít nhất 10% diện tích biển phải được bảo vệ trước năm 2020 nếu không muốn mọi việc trở nên quá trễ.

>Đại dương năm 2050: Nhựa nhiều hơn cá

>Bãi biển dành riêng cho các cún cưng tại Argentina

>Bạn đã sẵn sàng uống nước thải tái chế?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hiến pháp đại dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO