Giá dầu giảm: Chớ vội mừng!

THỤY KHA| 30/12/2014 01:00

Là một tin tích cực đối với kinh tế thế giới trong năm 2015, nhưng giá dầu giảm sâu có thể không còn đúng với lý thuyết "giá càng giảm càng tốt, giá càng cao càng có hại".

Giá dầu giảm: Chớ vội mừng!

Là một tin tích cực đối với kinh tế thế giới trong năm 2015, nhưng giá dầu giảm sâu có thể không còn đúng với lý thuyết "giá càng giảm càng tốt, giá càng cao càng có hại".

Đọc E-paper

Năm 1986, giá dầu giảm hơn một nửa sau khi OPEC không thể kiểm soát nguồn, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên đến đỉnh điểm 4,6% vào năm 1988, một tỷ lệ mà mãi cho đến năm 2000 mới lại đạt được.

Sau đó, lịch sử thiên về quan điểm truyền thống "giá dầu rẻ sẽ kích thích nền kinh tế toàn cầu ở cả thời điểm tốt lẫn bất lợi".

Giá dầu giảm đột ngột vừa qua, xuống mức 45USD/thùng, có thể làm tổn thương các ngành công nghiệp khai thác nguồn vốn lớn trong thời gian trung hạn, nhưng lại có lợi cho các hộ gia đình gần như ngay lập tức thông qua giá xăng và các nhiên liệu khác rẻ hơn. Đây là xu hướng phù hợp với chính sách kinh tế kích cầu của hầu hết các nền kinh tế lớn.

Bởi vì, các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở khu vực châu Âu và Nhật Bản, đang phải vật lộn với việc ngăn ngừa tình trạng giảm phát và đình trệ kinh tế.

Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý với quan điểm của Christine Lagarde, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khi cho rằng giá dầu giảm "là một tin tốt cho nền kinh tế toàn cầu".

Theo ước tính của Đại học Oxford Economics, giá dầu giảm 20% thì tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng 0,4 % trong vòng 2 đến 3 năm. Sau đó, tăng trưởng sẽ cộng hưởng nếu khuyến khích các công ty tự tin đầu tư và chi tiêu nhiều hơn.

Theo tính toán của cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ Moodys, các quốc gia đang vật lộn với lạm phát cao và các khoản nợ trợ cấp dầu lớn, như Indonesia và Ấn Độ, sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ảnh hưởng của giá dầu giảm.

Khi quan sát 45 nền kinh tế khác nhau, Oxford Economics nhận định: Các nước nhập khẩu dầu mới nổi được hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu giảm.

Một lợi ích nữa dành cho các nền kinh tế mới nổi là sự sụt giảm của giá nhiên liệu, cho phép họ cắt giảm trợ cấp nhiên liệu, loại bỏ áp lực đáng kể từ nguồn tài chính công.

Hầu hết các nền kinh tế phát triển cũng sẽ được hưởng lợi đáng kể, mặc dù các quốc gia này ít phụ thuộc vào dầu mỏ trong GDP.

Ngược lại, đối với các nước xuất khẩu dầu triển vọng lại ảm đạm hơn. Moodys ước tính, Nga và Venezuela sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì 2 nước này có "chi tiêu phát sinh lớn, về mặt chính trị có thể gây thách thức nếu cắt giảm".

Minh chứng rõ nhất là thị trường tiền tệ đã phản ứng khá dữ dội khi đồng rup của Nga đã bị đẩy xuống 40% so với USD trong vòng 6 tháng qua. Trong khi đó, nước sản xuất dầu lớn nhất, Saudi Arabia, ít bị ảnh hưởng hơn vì nước này thiên về tiết kiệm hơn là chi tiêu.

Tuy nhiên, theo Stephen King, nhà kinh tế đứng đầu của Ngân hàng HSBC, sự sụt giảm mạnh của dầu thô trong ba tháng qua cũng gây lo ngại lạm phát sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề của các nền kinh tế phát triển.

Theo quan điểm của Stephen King, phần lớn các lần tăng trưởng trong quá khứ nhờ giá dầu đến từ việc lãi suất thấp kết hợp với lạm phát giảm, điều đó không thể xảy ra khi chính sách tiền tệ đang cố gắng kích thích nền kinh tế như hiện nay.

Nếu các hộ gia đình ở Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản vẫn ngần ngại chi tiêu thì mục tiêu tăng cầu sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.

Nhu cầu tiêu dùng ảm đạm ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu kéo dài trong suốt thời gian qua khiến lý thuyết "giá càng giảm càng tốt, giá càng cao càng có hại" không còn đúng với thời điểm này.

Và một trong những lý do người tiêu dùng ngày càng ít chi tiêu là vì giảm phát đã lan tràn trên khắp thế giới. Lo lắng nay lây lan sang khiến không ít doanh nghiệp phải trì hoãn đầu tư.

Cũng theo ước tính của Oxford Economies, với giá dầu 60 USD/thùng, 13 quốc gia châu Âu sẽ có tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức âm, ít nhất là tạm thời trong năm 2015.

Vì vậy, Peter Praet, nhà kinh tế đứng đầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho rằng, chính sách tiền tệ châu Âu không có lợi thế giả định việc giá dầu giảm sẽ tăng thu nhập và chi tiêu trong thời gian này.

"Mặc dù tăng trưởng toàn cầu hiện nay có nhiều khả năng xảy ra hơn so với trước kia, nhưng không có sự đảm bảo nào về việc dầu giá rẻ sẽ tạo ra điều thần kỳ cho hiện tại giống như trong quá khứ", ông nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giá dầu giảm: Chớ vội mừng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO