Brexit sẽ khiến Premier League "phá sản"?

TĂNG KHÁNH| 29/06/2016 00:50

Sau khi người Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) - sự kiện được gọi tắt là Brexit, hàng loạt cầu thủ nước ngoài sẽ rời Vương quốc Anh.

Brexit sẽ khiến Premier League

Sau khi người Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) - sự kiện được gọi tắt là Brexit, hàng loạt cầu thủ nước ngoài sẽ  rời Vương quốc Anh.

Đọc E-paper

Giải Premier League (Ngoại hạng Anh) có quy định hiện hành là mọi cầu thủ có hộ chiếu EU đều sẽ được thi đấu tại Anh mà không cần phải xin giấy phép lao động, trong khi các cầu thủ ngoài EU sẽ phải đáp ứng những yêu cầu rất nghiêm ngặt để được cấp thị thực, như đã chơi đủ số trận ở đội tuyển quốc gia, yêu cầu về độ tuổi, đảm bảo tài chính, đủ thời gian sống và làm việc ở EU. Tất cả sẽ thay đổi sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc nước Anh rời bỏ EU vào ngày 23/6 vừa qua.

65% cầu thủ tại Premier League là người nước ngoài mà phần lớn thuộc EU vốn từng góp sức cho những trận cầu nảy lửa, là mối quan tâm đặc biệt của khán giả toàn EU và thế giới, nếu phải rời khỏi Anh, sẽ biến Premier League từ một "biển lớn" trở thành giải đấu ở "ao làng".

Ở Agentina, nơi không thiếu những siêu cầu thủ như Batistuta, Maradona hay cầu thủ xuất sắc nhất thế giới Messi, thì Leonardo Ulloa - "phép màu" của Leicester- mới là cái tên được người dân xứ Tango tìm kiếm nhiều nhất. Thế nhưng, mọi thứ sẽ thay đổi.

Hai mươi câu lạc bộ (CLB) của Premier League đối mặt với khủng hoảng chưa từng có, tương lai của khoảng 300 cầu thủ đang chơi tại các giải đấu của Anh bị hủy hoại khi không thể đáp ứng các tiêu chuẩn xin giấy phép lao động khi Anh rời EU. Những ngôi sao như Dimitri Paye, Anthony Martial, NGolo Kante, Francis Coquelin, Hector Bellerin, Samir Nasri sẽ về nước, và những đội như Aston Villa, Newcastle sẽ có đến 11 cầu thủ nhận "thẻ đỏ” sau Brexit.

Brexit cũng chấm dứt tình trạng các cầu thủ Nam Mỹ trước đây sẽ xin nhập tịch vào những nước như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ vốn dễ dàng hơn Anh nhằm hợp pháp hóa giấy phép lao động trước khi chuyển đến chơi tại những CLB của nước này.

Một thị trường chuyển nhượng cầu thủ tại Anh, và cả EU vốn rất sôi động sẽ trở nên trầm lắng. Việc chuyển nhượng các cầu thủ cũng sẽ khiến bóng đá Anh đau đầu, khi rơi vào cảnh mua đắt bán rẻ. Bởi Brexit sẽ tác động trực tiếp lên đồng bảng Anh, khiến nó mất giá hơn euro. Và vì thế, các CLB sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một cầu thủ nước ngoài.

Ví dụ, để mua tiền vệ người Pháp Paul Pogba từ tay Chelsea, các CLB sẽ phải mất đến 203 triệu euro, so với mức giá 160 triệu euro ban đầu. Mức chênh lệch gần 50 triệu eruro đủ để mua một ngôi sao hạng A như Mesut Ozil.

Bên cạnh đó, bản quyền giải Ngoại hạng Anh đang được săn đón tại 212 quốc gia, 4,7 tỷ khán giả, trị giá liên tục tăng, từ 4,6 tỷ USD (giai đoạn 2013 - 2016) lên thành 7,8 tỷ USD (giai đoạn 2016 - 2019) cũng "phá sản". Bởi liệu sẽ còn bao nhiêu khán giả chờ xem những trận cầu đơn điệu chỉ diễn ra giữa những cầu thủ nước Anh, thiếu vắng hẳn những ngôi sao thế giới?

Không chỉ kinh tế, chính trị mà cả một nền bóng đá Anh bỗng trở nên "bơ vơ” sau Brexit, bởi không ai biết thực sự điều gì sẽ xảy ra. Và sau cùng, nếu quy định về việc cấp thị thực cho cầu thủ nước ngoài của Anh không thay đổi, với những CLB toàn cầu thủ nội địa, nền bóng đá nước này có nguy cơ trở nên vô danh trong những cuộc tranh tài châu lục.

EURO 2016 đang diễn ra trên đất Pháp là nơi hội tụ những tinh hoa đã trở thành một kỳ EURO đa dạng nhất trong lịch sử khi mọi ranh giới về sắc tộc, quốc gia dường như được xóa nhòa: Pháp có đến 15 cầu thủ có gốc nước ngoài, Thụy Sĩ có 13 cầu thủ, hay thậm chí trong đội hình tuyển Nga có một cầu thủ gốc Đức. Nhưng cũng ngay trên châu lục này, Brexit đã tạo ra quá nhiều đường biên giới, đủ sức tạo ra thứ gọi là bóng đá Anh và phần còn lại của thế giới.

>Kinh tế Pháp bội thu nhờ EURO 2016

>Châu Âu: Ngành kinh doanh cá cược bội thu mùa EURO 2016

> Giải Ngoại hạng Anh: Không chỉ là chuyện quảng cáo...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Brexit sẽ khiến Premier League "phá sản"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO