Tăng "heo sạch", chặn "thịt bẩn"

THANH THẢO| 31/10/2015 06:35

Với khoảng 10 triệu dân, TP.HCM là thị trường tiêu thụ các loại thịt và sản phẩm động vật từ các tỉnh và nhập khẩu vì tỷ lệ sản xuất tại TP.HCM rất thấp.

Tăng

Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) tại hội nghị Triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong nông nghiệp mới đây cho thấy, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang tràn lan trong cả nước.

Đọc E-paper

Trong đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ NN&PTNT tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.

Thanh tra Bộ còn phát hiện 16% mẫu thịt có vi khuẩn Salmonelle (gây ngộ độc thực phẩm), 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng.

Theo Bộ trưởng Bộ NT&PTNT Cao Đức Phát, tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng tăng. Đây là mối lo không chỉ của doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính mà của cả người tiêu dùng (NTD).

Bởi, nếu NTD ăn phải những loại thịt này sẽ bị ngộ độc thực phẩm và lờn kháng sinh.

Trong khi thịt heo nhiễm kháng sinh, vi khuẩn thì gia cầm lại ám ảnh với dịch cúm. Nhiều năm trước đây, dịch cúm H5N1đã làm điêu đứng nhiều DN chăn nuôi và NTD cũng bị ảnh hưởng nặng.

Sau thời gian ổn định với những biện pháp khống chế dịch bệnh, mới đây, tỉnh Nam Định đã công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại hai xã Hiển Khánh (huyện Vụ Bản) và Trực Phú (huyện Trực Ninh).

Tại TP.HCM, việc vi phạm ATVSTP cũng đáng báo động. Cùng với thịt gia súc, gia cầm tồn dư thuốc tăng trọng, kháng sinh, gần đây, NTD còn lo ngại thịt bẩn từ những lô hàng đông lạnh nhập khẩu.

Với khoảng 10 triệu dân, TP.HCM là thị trường tiêu thụ các loại thịt và sản phẩm động vật từ các tỉnh và nhập khẩu vì tỷ lệ sản xuất tại TP.HCM rất thấp.

Số liệu từ các cơ quan chức năng cho thấy, hiện nay, nguồn cung tại chỗ của TP.HCM mới chỉ đáp ứng được khoảng 10,3% nhu cầu tiêu thụ thịt heo và 0,76% thịt gia cầm.

Điều đáng lo là từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tuần có đến 3.000 tấn thịt trâu, bò, heo, gà và phụ phẩm đưa về các kho lạnh trên địa bàn Thành phố.

Chưa hết, từ năm 2010 đến nay, Thành phố đã phát hiện 942 trường hợp vi phạm ATVSTP trong sản xuất, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm.

Trong đó, có đến 13 trường hợp giết mổ động vật mang bệnh dịch nguy hiểm, 121 trường hợp sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm động vật ôi thiu, biến chất.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Chi cục Thú y TP.HCM đã xử lý trên 1.000 trường hợp vi phạm, trong đó có 24 tấn thịt heo không rõ nguồn gốc xuất xứ, không giấy chứng nhận kinh doanh, 1 tấn thịt gà biến màu, rỉ dịch, bốc mùi hôi...

Trước thực trạng "thịt bẩn", TP.HCM đã tổ chức vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung.

Mới đây, thông qua Công ty An Hạ, TP.HCM đã đưa "thịt heo sạch" được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) có chứng nhận và đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi đến người tiêu dùng ra chợ.

Mặc dù TP.HCM đã có 646 hộ nuôi heo đạt chứng nhận VietGAP nhưng chỉ ở quy mô nhỏ (mỗi hộ 20 - 30 con) nên số lượng thịt heo cung cấp ra thị trường không nhiều và không liên tục.

Vì thế, lượng heo được giết mổ không qua kiểm soát chứa đầy nguy cơ về dịch bệnh cũng như mất kiểm soát ATVSTP vẫn còn phổ biến trên thị trường.

Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề "thịt bẩn", mới đây, Bộ NN&PTNT đã tập trung giải quyết việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Chương trình hành động này kéo dài đến hết tháng 2/2016.

Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc kêu gọi sự phối hợp mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, cần nâng cao hiểu biết, ý thức của NTD cũng như ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

>LHQ công bố tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mới

>Ai chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm?

>Thịt heo sạch VietGAP: Xuống chợ

>Thủy sản đuối với VietGAP

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tăng "heo sạch", chặn "thịt bẩn"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO