Kinh tế Ả Rập Saudi không miễn nhiễm nếu giá dầu lao dốc, ngay cả khi Riyadh có thể giành thị phần từ đối thủ. Ảnh: AP. |
Tại sao Ả Rập Saudi lại hành động cứng rắn như vậy, trong bối cảnh lực cầu năng lượng suy yếu vì ảnh hưởng từ virus corona? Và động thái này ảnh hưởng thế nào đến ngành dầu mỏ thế giới?
Lý do Ả Rập Saudi châm ngòi cuộc chiến giá
Ả Rập Saudi muốn OPEC cùng Nga giảm sản lượng hơn nữa để hỗ trợ giá dầu thô trước ảnh hưởng từ dịch bệnh do virus corona gây ra, vốn đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi Nga phản đối kế hoạch, Ả Rập Saudi lập tức chuyển sang công kích quốc gia từng cùng họ giải cứu thị trường năng lượng từ năm 2016.
Riyadh phản ứng bằng cách tăng sản lượng và giảm giá bán dầu. Giới phân tích nhận định đây là nỗ lực nhằm trừng phạt Nga vì rời bỏ cái gọi là liên minh OPEC+. Ả Rập Saudi có thể còn muốn củng cố vị thế là quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, giới phân tích cho biết thêm. Động thái trên cho thấy Riyadh sẵn sàng đối đầu với Nga và những quốc gia sản xuất dầu có chi phí cao khác.
“OPEC nhất trí giảm sản lượng. Nga phản đối và tuyên bố từ 1/4, các nước muốn sản xuất bao nhiêu tùy thích. Do đó, Ả Rập Saudi cũng chỉ thực hiện quyền của mình”, một nguồn tin hiểu chính sách dầu mỏ Ả Rập Saudi nói.
Giới phân tích hoài nghi về tính khôn ngoan trong cách tiếp cận của Ả Rập Saudi. Kinh tế nước này không miễn nhiễm nếu giá dầu lao dốc, ngay cả khi Riyadh có thể giành thị phần từ đối thủ. Tuy nhiên, dưới thời Thái tử Mohammed bin Salman, Ả Rập Saudi được biết đến nhờ những bước đi rủi ro và khó đoán khi cảm thấy cần khẳng định vị thế. Kinh tế nước này không miễn nhiễm nếu giá dầu lao dốc, ngay cả khi Riyadh có thể giành thị phần từ đối thủ.
Link bài viết
Tại sao Nga không đồng ý giảm sản lượng
Nga cho biết họ muốn chứng kiến toàn bộ ảnh hưởng của virus corona lên lực cầu năng lượng trước khi hành động. Tuy nhiên, Nga cũng muốn thử thách ngành dầu đá phiến Mỹ. Nga tin rằng giảm sản lượng sẽ chỉ có lợi cho ngành dầu của Mỹ - hiện là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới và đang tranh thủ mở rộng thị phần.
Mỹ trừng phạt các công ty năng lượng Nga và tìm cách ngăn chặn dự án khí Nord Stream 2 tới Đức đã khiến Điện Kremlin tức tối. Ngành dầu đá phiến Mỹ khó sinh lời dù tăng trưởng nhanh trong thập kỷ vừa qua. Các nguồn hiểu chiến lược của Nga cho biết Moscow nhận thấy có cơ hội để gây thiệt hại cho ngành dầu mỏ của Washington.
“Tổng lượng dầu cắt giảm bởi OPEC+ được thay thế nhanh chóng và hoàn toàn trên thị trường thế giới bằng dầu đá phiến Mỹ”, người phát ngôn Rosneft, công ty dầu mỏ quốc doanh Nga, nói hôm 8/3.
Cách tiếp cận của Ả Rập Saudi trong đề xuất cắt giảm sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày – nâng tổng sản lượng cắt giảm lên 3,6 triệu thùng/ngày, tương đương 4% tổng cung toàn cầu - với Nga là “chấp nhận hoặc không”. Điều đó khiến Nga tức tối bởi Moscow không tự nhận là đối tác ở “chiếu dưới”.
Tương lai ngành dầu đá phiến Mỹ
Giá dầu lao dốc trong thời điểm ngành dầu đá phiến Mỹ gặp khó khăn. Dù sản lượng tăng mạnh trong thập kỷ qua, vượt mặt Nga và Ả Rập Saudi, ngành này lại sử dụng chủ yếu tiền mặt đi vay, khiến nhà đầu tư xa lánh. Điều đó khiến ngành dầu đá phiến Mỹ dễ tổn thương nếu giá giảm. Giá dầu lao dốc kể từ đầu năm làm các công ty năng lượng Mỹ phải xem xét lại mọi kế hoạch mở rộng.
Giá dầu lao dốc trong thời điểm ngành dầu đá phiến Mỹ gặp khó khăn. Dù sản lượng tăng mạnh trong thập kỷ qua, vượt mặt Nga và Ả Rập Saudi, ngành này lại sử dụng chủ yếu tiền mặt đi vay, khiến nhà đầu tư xa lánh. |
Tác động đến sản lượng có thể không đáng kể. Nhiều nhà sản xuất nhỏ, độc lập, chiếm đa số trong ngành dầu đá phiến Mỹ, đã tự phòng hộ sản lượng của họ ở mức giá cao hơn. Nguồn cung sẽ khó giảm ngay lập tức. “Theo chúng tôi, sản xuất dầu đá phiến Mỹ sẽ không giảm đủ nhanh để chứng minh cho quan điểm của Nga trong việc kiềm chế Washington”, Ayham Kamel, trưởng bộ phận Trung Đông và Bắc Phi, Eurasia Group, nói.
Nhưng nhiều nhà sản xuất dầu đá phiến có thể chật vật trong tìm nguồn tài trợ để giải quyết các khoản nợ hiện có. Nhiều trái phiếu rác – được coi là dưới chuẩn để đầu tư – do các công ty năng lượng phát hành đang được giao dịch trong vùng giá nguy hiểm.
Với Tổng thống Donald Trump, giá dầu giảm tạo ra câu hỏi hóc búa. Giá dầu xuống thấp là điều quan trọng để ông thu hút cử tri nhưng nếu tình trạng này kéo dài, các bang chuyên sản xuất dầu mỏ như Texas và North Dakota sẽ gặp vấn đề kinh tế.
Link bài viết
Giá dầu có tiếp tục giảm?
Kỳ vọng giá dầu phục hồi trong ngắn hạn phụ thuộc vào việc virus corona có được kiểm soát nhanh hơn mong đợi hay không. Các nhà đầu tư cảnh báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 có thể giảm, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn 10 năm. Tiêu thụ dầu sẽ giảm 1 – 2% trong năm nay so với mức giới chuyên gia dự báo hồi đầu năm, lực cầu bị ảnh hưởng bởi các hạn chế đi lại hàng không, đường bộ.
Với khả năng virus corona có thể trở thành đại dịch, triển vọng ngắn hạn của dầu thô khá u ám. Tình hình sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc Ả Rập Saudi sẽ kiên quyết tăng sản lượng thế nào. Nước này có nhiều sản lượng dư thừa nhất nên dễ tăng sản lượng nhanh chóng và có thể thêm hơn 1 triệu thùng/ngày trong những tháng tới. Riyadh còn có thể xuất dầu từ kho dự trư để thúc đẩy xuất khẩu.
Khả năng tăng sản lượng của Nga lại bị hạn chế hơn. Giá dầu xuống thấp nguy cơ ảnh hưởng đến các cam kết trong dài hạn của Tổng thống Vladimir Putin về đầu tư trong những lĩnh vực như hạ tầng và xã hội. Ả Rập Saudi có thể hy vọng giá dầu giảm sẽ buộc Nga phải trở lại bàn đàm phán nhưng dường như kịch bản này khó xảy ra.
“Cách tiếp cận của Ả Rập Saudi sẽ chỉ khiến Nga củng cố lập trường hơn nữa”, theo Amrita Sen, giám đốc phân tích dầu tại Energy Aspects.
Nếu giá dầu tiếp tục ở mức rất thấp, các nhà sản xuất dầu mỏ sẽ buộc phải giảm quy mô trong các kế hoạch mở rộng hoặc sản lượng của họ giảm do thiếu đầu tư. Giá dầu đã được dự báo còn giảm trong nửa cuối năm 2020, do đó, còn quá sớm để đánh cược vào một đợt phục hồi.
(Theo Người Đồng Hành)