Người tiêu dùng lạc quan về kinh tế

11/11/2014 06:45

Theo báo cáo mới nhất về niềm tin của người tiêu dùng do Nielsen - công ty thông tin và đo lường toàn cầu thực hiện thì chỉ số người tiêu dùng Việt Nam trong quý 3 năm 2014 đạt một bước tiến vược bậc - tăng bốn điểm (102) so với quý 2 năm 2014 và 3 điểm so với kết quả của đầu năm.

Người tiêu dùng lạc quan về kinh tế

Theo báo cáo mới nhất về niềm tin của người tiêu dùng do Nielsen -công ty thông tin và đo lường toàn cầu thực hiện thì chỉ số người tiêu dùng Việt Nam trong quý 3 năm 2014 đạt một bước tiến vược bậc - tăng bốn điểm (102) so với quý 2 năm 2014 và 3 điểm so với kết quả của đầu năm.

Đọc E-paper

Theo ông Vaughan Ryan, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, việc tăng 4 điểm để đạt chỉ số 102 của quý III/2014 là một sự tăng trưởng lớn nhất so với những năm gần đây, chỉ ra dấu hiệu tích cực của việc cải thiện sự tự tin của người tiêu dùng cho dù 18 tháng qua thật là khó khăn.

Kể từ quý IV/2013 đến nay, đây là kết quả cao nhất. Phải thừa nhận rằng trên tổng thể, người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn rất thận trọng khi nền kinh tế và sự an toàn của việc làm vẫn là mối quan tâm chính.

Cho dù vẫn ưu tiên để dành tiền tiết kiệm nhưng đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, số lượng người trả lời vấn đề ưu tiên tiết kiệm bị giảm đi. Khuynh hướng chi tiêu cho các đợt nghỉ, mua áo quần mới, mua các sản phẩm công nghệ mới, thay đổi vật dụng trong nhà và chi phí cho việc vui chơi ở bên ngoài đang tăng lên.

"Đây là một dấu hiệu tích cực vì có vẻ như là người tiêu dùng đang sẵn sàng mở hầu bao. Thị trường nội địa hiện đang khó khăn, nhưng đã có một số tín hiệu tích cực, và đây là một cơ hội cho Tết Ất Mùi và năm 2015", Vaughan chia sẻ.

Người Indonesia đứng hàng thứ hai về mức độ tự tin trên toàn thế giới, khi mà chỉ số của họ vào quý III/2014 là 125 - tăng 2 điểm so với quý trước. Người Philippines xếp hàng thứ ba toàn cầu về mức độ tự tin khi đạt được 115 điểm. Chỉ số của Thái Lan tăng đến 8 điểm so với quý II để đạt đến 113 - một bước nhảy cao nhất trong khu vực về việc tăng trưởng.

Lần đầu tiên kể từ năm 2012, mức độ tự tin của người tiêu dùng tại Singapore tăng 5 điểm và Việt Nam tăng 4 điểm, vượt quá 100 điểm để đứng ở 103 và 102 điểm tương ứng. Maylaysia cũng được xem là tích cực với mức tăng 6 điểm so với quý trước (99 điểm). Niềm tin tiêu dùng toàn cầu vẫn ổn định ở mức 98 điểm.

Mặc dù tin vào triển vọng tích cực trong tương lai nhưng đa số người tiêu dùng Đông Nam Á vẫn lo lắng về hiện trạng nến kinh tế. Hơn hai trong số 5 người tiêu dùng ở Thái Lan (44%) cho biết lo lắng về nền kinh tế trong 6 tháng tới.

Tỷ lệ này ở Philippines là 34%, Malaysia 33%, Việt Nam 27% và 24% tại Singapore. Một phần ba người tiêu dùng ở Philippines (34%) cảm thấy không chắc chắn về sự an toàn của công việc, 26% ở Thái Lan, 22% ở Việt Nam và 20% ở Singapore.

Trước những lo lắng này, người tiêu dùng Đông Nam Á vẫn tập trung vào tiết kiệm cho tương lai với hơn 7 trong 10 người tiêu dùng ở Việt Nam (77%) và Indonesia (74%) để dành tiền nhàn rỗi vào tiết kiệm sau khi trừ các chi phí sinh hoạt cần thiết.

Người tiêu dùng tại các thị trường Đông Nam Á khác cũng siêng năng tiết kiệm, bao gồm cả những người ở Philippines (67%), Thái Lan (67%), Singapore (66%) và Malaysia (63%).

Cùng với việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào tiết kiệm và cổ phiếu, người tiêu dùng trong khu vực cũng đang háo hức chi tiêu vào các khoản lớn khác. Người Singapore có xu hướng chi tiêu tiền mặt rảnh rỗi của họ cho các kỳ nghỉ (51%) nhiều nhất trên toàn cầu, theo sau là Malaysia (47%) và Indonesia (41%).

Trong khi đó, khoảng một phần ba người tiêu dùng ở Philippines (37%), Việt Nam (35%) và Thái Lan (31%) chọn để chi tiêu tiền mặt rảnh rỗi vào quần áo mới.

Đối mặt với lạm phát gia tăng trong khu vực, người tiêu dùng đang tìm cách để giảm hóa đơn gia đình hằng ngày. Năm thị trường Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia) xếp hạng trong top 10 trên toàn cầu khi nói đến thay đổi chi tiêu để tiết kiệm chi phí gia đình.

Gần 9 trong 10 người Thái (88%) đã thay đổi chi tiêu của họ trong năm qua để tiết kiệm chi phí hộ gia đình, mức cao nhất trên toàn cầu, tiếp theo là 86% tại Việt Nam, 83% ở Philippines, 79% ở Malaysia, 76% Indonesia và 63% ở Singapore.

Chi tiêu ít hơn vào quần áo mới, cắt giảm giải trí bên ngoài và cố gắng để tiết kiệm hóa đơn tiện ích (gas, điện...) là một số trong các lĩnh vực phổ biến nhất mà người tiêu dùng đang tìm kiếm để tiết kiệm.

(Nielsen Việt Nam)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Người tiêu dùng lạc quan về kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO