Những dự án đường sắt cao tốc đại bại của châu Á

16/10/2018 06:26

Chính phủ một số nước châu Á đặt kỳ vọng đường sắt cao tốc có thể góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng những dự án đắt đỏ này thường đi kèm với nguy cơ lớn tương đương.

Những dự án đường sắt cao tốc đại bại của châu Á

Tuyến đường sắt ở Hàn Quốc bị đóng cửa chỉ sau 4 năm đi vào hoạt động. Nguồn: Global Construction Review

Theo Nikkei, Nhật Bản là nước tiên phong cho ý tưởng phát triển các đường sắt cao tốc, và Trung Quốc đã nhân rộng mô hình này.

Những dự án như trên được kỳ vọng sẽ kết nối những khu vực khác nhau thành một vùng kinh tế tập trung, thúc đẩy tăng trưởng của cả nền kinh tế. Vì vậy chúng đòi hỏi những gói đầu tư lớn cùng kế hoạch được xây dựng, triển khai nghiêm ngặt. Các tàu thường sử dụng tuyến ray chuyên biệt, tách khỏi tuyến dân dụng, để có thể vận hành an toàn và hiệu quả.

Nguồn tiền đến từ việc bán vé tàu chỉ có thể bù đắp một phần nhỏ chi phí. Vì thế các hạ tầng thương mại dọc tuyến đường sắt là rất quan trọng để đảm bảo doanh thu.

Hàn Quốc từng xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối liền thủ đô Seoul và sân bay quốc tế Incheon. Công trình này mới đây đã phải đóng cửa chỉ sau 4 năm đi vào hoạt động. Lý do là vì chịu lỗ nặng và không cạnh tranh nổi với các tuyến xe buýt cao tốc.

Link bài viết

Tuyến đường sắt trên được khai trương tháng 6/2014 và là một phần của dự án hệ thống đường sắt cao tốc KTX, kết nối Seoul và 5 thành phố lớn khác. Nhưng năm ngoái, 77% ghế bị bỏ trống.

Theo nhật báo Chosun Ilbo, chính quyền Hàn Quốc phải chi 270 triệu USD cho dự án này, bất chấp những cảnh báo về sự bất cập khi đong đếm đầu tư và nhu cầu thực tế.

Đài Loan khai trương một dự án đường sắt thiết kế theo công nghệ tàu cao tốc (shinkansen) của Nhật vào năm 2007. Người ta kỳ vọng tuyến đường này sẽ chuyên chở 240.000 hành khách trong năm sau đó, nhưng số liệu cho tới năm tài chính 2014 chỉ đạt 130.000.

Việc thiếu nhu cầu khiến dự án trên cuối cùng chịu lỗ đến 1,51 tỷ USD tới cuối năm 2014. Chính quyền Đài Loan phải thông qua gói cứu trợ năm 2015, với hơn 970 triệu USD để vận hành đường ray.

Tại Trung Quốc, vụ va chạm trên một tuyến tàu cao tốc từ thành phố cảng Ôn Châu năm 2011 đã làm 40 người thiệt mạng. Sự việc diễn ra ngay sau khi những tiêu chuẩn an toàn phụ đã được thêm vào trong quá trình thi công.

Còn ở Thái Lan, sự trì trệ đã khiến dự án được Trung Quốc đầu tư phải đóng băng. Tuyến đường sắt dài 870 km này kéo dài từ thủ đô Bangkok đến biên giới phía bắc với Lào. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về việc phân chia giữa chi phí thi công và điều khoản tài chính từ phía Trung Quốc đã gặp không ít rắc rối.

Chính phủ Thái quyết định tập trung vào 250km đường trọng yếu thời điểm hiện tại, tự chi một phần tài chính trong gói dự án trong khi vẫn áp dụng công nghệ từ Trung Quốc.

Trong thực tế, công nghệ shinkansen của Nhật vẫn tạo được thiện cảm với những quốc gia như Mỹ hay Úc. Các nền kinh tế phát triển nhanh chóng của châu Á như Ấn Độ cũng đang tìm cách mở rộng các tuyến đường sắt của họ trong tương lai.

Thế nhưng những kinh nghiệm trên cho thấy những dự án thế này đòi hỏi nhiều hơn cả một nguồn đầu tư khổng lồ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những dự án đường sắt cao tốc đại bại của châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO