Quốc tế

Nhiều tiếng nói cảnh báo nếu đồng nội tệ của Malaysia tiếp tục mất giá

VP 12/03/2024 19:02

Thời gian qua, đồng ringgit của Malaysia biến động mạnh chưa từng thấy từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998, khiến các chuyên gia lẫn quan chức phải tăng cường nhiều biện pháp để ổn định.

Ngày 20/2/2024, đồng ringgit giảm giá trị xuống mức thấp nhất trong 26 năm, với tỷ lệ 4,7965 đổi 1 USD. Ba ngày sau, Thủ tướng Anwar Ibrahim gọi điều này là đáng lo ngại, nhưng mọi thứ trong tầm kiểm soát. Ngày 29/2, một quan chức cho biết, Ngân hàng Trung ương Malaysia sẵn sàng bán bớt USD dự trữ để ngăn đồng ringgit tiếp tục sụt giảm giá trị.

dong-ringgit-cua-malaysia-lien-tuc-xuong-gia-thoi-gian-qua-anh-scmp.jpg
Đồng ringgit của Malaysia liên tục xuống giá thời gian qua - Ảnh: SCMP

Ngày 8/3/2024, đồng ringgit tăng nhẹ lên 4,682 đổi 1 USD. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, giá trị đồng ringgit phải cao hơn nữa, nếu xét đến kinh tế Malaysia đang phục hồi tích cực. Các nhà quan sát hy vọng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tới, giúp giảm bớt áp lực lên đồng ringgit và các loại tiền tệ của quốc gia mới nổi khác.

Ngày 7/1/1988, đồng ringgit xuống đáy với tỷ lệ 4,885 đổi 1 USD. Thủ tướng Malaysia lúc đó là ông Mahathir Mohamad đã thực hiện các bước đi táo bạo, ví dụ kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn chảy ra, trong bối cảnh đồng baht của Thái Lan, đồng rupiad của Indonesia và đồng won của Hàn Quốc đi xuống không phanh.

Theo 1 số chuyên gia, mặc dù tình hình bây giờ rất khác, nhưng đồng ringgit quá yếu vẫn là mối lo ngại, gây ra bất lợi cho nền kinh tế lẫn người tiêu dùng.

Ông Richard Bullock, chuyên gia phân tích tại Newton Investment Management nói với Nikkei Asia: “Nếu đồng ringgit tiếp tục mất giá, có thể tạo ra làn sóng lạm phát mới. Đây là điều giới chức Malaysia không muốn.”

Lãi suất của Mỹ hiện ở mức cao nhất trong 23 năm, nên dòng vốn đã rời khỏi Malaysia, để nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn tại nơi khác.

Về phần mình, các nhà hoạch định chính sách Malaysia cũng đang cố gắng rút vốn về nước. Ngày 29/2, Thứ trưởng Tài chính Amir Hamzah nói với Quốc hội rằng, sẽ có sự phối hợp giữa Chính phủ và Ngân hàng Trung ương, để thúc giục các công ty liên kết với nhà nước chuyển thu nhập về nước.

Nhà hoạch định chính sách này nói thêm, Ngân hàng Trung ương sẵn sàng hạn chế sự biến động của đồng ringgit, như bán USD từ nguồn dự trữ.

Đáp lại nhận xét của ông Hamzah, Ngân hàng Trung ương Malaysia thông báo, đã có tác động ngay lập tức đến dòng chảy thị trường, và tăng sự quan tâm của thị trường đối với việc mua ringgit.

Ngân hàng Trung ương nhiều lần cho rằng, sự sụt giảm của đồng nội tệ là do yếu tố bên ngoài, như lãi suất của Mỹ và triển vọng kinh tế Trung Quốc không chắc chắn. Do đó, đồng Ringgit bị định giá thấp và không phản ánh đúng triển vọng kinh tế tích cực của Malaysia.

Là quốc gia định hướng xuất khẩu, đồng tiền yếu thường có lợi cho nền kinh tế. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là chi phí cao hơn cho các nhà nhập khẩu, làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ.

Đối với người Malaysia hiện nay, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là lạm phát, do thực phẩm nhập khẩu với giá cao.

Chuyên gia Bridget Welsh từ Đại học Nottingham Malaysia

Cuối những năm 1990, thâm hụt tài khoản vãng lai của Malaysia là gần 5% tổng sản phẩm quốc nội. Hiện nước này có thặng dư tài khoản vãng lai từ 2% đến 3% GDP, một tín hiệu tích cực đối với đồng nội tệ. Ngoài ra, thị trường tài chính cũng đang hoạt động tốt.

Tuy nhiên, ringgit vẫn là đồng tiền yếu nhất ở Đông Nam Á. Trong khi các loại tiền tệ khác trong khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và lãi suất cao ở Mỹ, đồng rupiah của Indonesia và đồng Việt Nam lại mất giá ít hơn đồng ringgit.

Đồng ringgit mất giá có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam theo một số cách sau:

1. Xuất khẩu:

  • Giảm sức cạnh tranh: Do giá ringgit giảm, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia sẽ đắt đỏ hơn so với hàng hóa nội địa, dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh.
  • Giảm kim ngạch xuất khẩu: Theo số liệu thống kê, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đạt 5,2 tỷ USD. Việc đồng ringgit mất giá có thể khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này giảm trong năm 2024.

2. Nhập khẩu:

  • Tăng giá hàng nhập khẩu: Việc ringgit mất giá khiến giá hàng hóa nhập khẩu từ Malaysia vào Việt Nam tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam.
  • Tăng lạm phát: Việc giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao có thể góp phần làm tăng lạm phát trong nước. Tuy nhiên tác động này được cho là không nhiều.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhiều tiếng nói cảnh báo nếu đồng nội tệ của Malaysia tiếp tục mất giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO