Khôi phục lại kinh tế phải hướng tới mục tiêu cân bằng

Phan Nhung| 09/09/2021 01:53

TP.HCM đang gấp rút hoàn chỉnh kế hoạch mở cửa nền kinh tế sau gần 4 tháng thực hiện các cấp độ giãn cách khác nhau. Để có góc nhìn đa chiều về các biện pháp mở cửa, TS. Huỳnh Thế Du - Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam kiến nghị 5 vấn đề sau đây:

Thứ nhất, chúng ta nên gọi mục tiêu kép hiện nay là “mục tiêu cân bằng” thì đúng hơn, bởi vì việc kiểm soát dịch và bảo đảm kinh tế, xã hội hiện tại đang mâu thuẫn với nhau. Nghĩa là muốn cái này tốt thì cái kia phải kém hơn chứ chúng ta không thể kỳ vọng đạt được cả hai mục tiêu này song song được.

Chúng ta phải làm sao để hai mục tiêu này cân bằng, làm sao các biện pháp phòng, chống dịch ở mức chi phí vừa phải để vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh mà vẫn phát triển kinh tế.

[Caption]Thứ 4 là phải đảm bảo nguyên tắc 80-20, có nghĩa là trên thực tế, với những hàng hóa mà từ trước tới nay thị trường cung cấp 100% thì nhà nước không có cách nào để đảm bảo được quá 20% cả

Nếu chúng ta thực hiện giãn cách nghiêm ngặt, muốn đóng cửa tất cả chợ búa, siêu thị để chống dịch thì cũng phải bảo đảm làm sao thị trường cung cấp ít nhất 80% sản phẩm hàng hóa thiết yếu tới tay người dân

Thứ 2, nên áp dụng cơ chế cầu chì để tăng khả năng lường đoán trước tình huống cho DN và người dân. Có thể đưa ra một số chỉ tiêu, ví dụ như số giường bệnh bị chiếm chỗ, như ở mức 80% hoặc 100%, hoặc số ca nặng, ca tử vong ở mức nào đó để làm căn cứ chuyển vùng chính sách, từ vùng đỏ sang vùng vàng, vùng xanh hoặc ngược lại.

Nghĩa là, nếu bây giờ toàn bộ giường bệnh ở TP mà bị lấp đầy hết rồi thì chúng ta cần thông tin ngay đến cho người dân, DN biết để từ đó lường định các kế hoạch cho phù hợp khi TP sẽ chuyển sang vùng đỏ. Còn giảm xuống 80% sẽ áp theo vùng vàng, hay dưới 50% thì vùng xanh.

Thứ ba, không nên có quan điểm tư duy nhị nguyên, tức là hoặc đóng, hoặc mở. Vì thời gian qua, ngay thời điểm thực hiện giãn cách ở mức nghiêm ngặt nhất thì các hoạt động kinh tế vẫn hoạt động ở một mức độ nào đó. Nền kinh tế của chúng ta không có tình trạng đóng hoặc mở.

Do đó, tôi kiến nghị từ nay thay vì chúng ta dùng thuật ngữ đóng cửa khiến cho toàn xã hội có tâm lý khá nặng nề thì dùng từ ngữ khác, như chuyển trạng thái chống dịch. Chúng ta cũng áp dụng 3 vùng đỏ, vàng, xanh cho các hoạt động kinh tế tùy theo cấp độ giãn cách. Ví như khi áp dụng mức giãn cách cao nhất (tức cho hoạt động kinh tế mức tối thiểu) thì gọi là vùng đỏ.

Thứ 4 là phải bảo đảm nguyên tắc 80-20, có nghĩa là trên thực tế, với những hàng hóa mà từ trước tới nay thị trường cung cấp 100% thì nhà nước không có cách nào để bảo đảm được quá 20% cả, đó là thực tế và khoa học đã chứng minh.

Nếu chúng ta thực hiện giãn cách nghiêm ngặt, muốn đóng cửa tất cả chợ búa, siêu thị để chống dịch thì cũng phải bảo đảm làm sao thị trường cung cấp ít nhất 80% sản phẩm hàng hóa thiết yếu tới tay người dân. Còn nếu đóng cửa tất cả các chợ đầu mối, chợ truyền thống như vừa rồi thì sẽ dẫn tới cả TP rơi vào tình trạng khó khăn.

Thứ 5, Cần phân nhóm đối tượng được ra ngoài, theo tôi có 5 nhóm: người tiêm đủ 2 mũi vaccine, người tiêm 1 mũi với thời gian tối thiểu nào đó, người đã từng khỏi bệnh, người chưa tiêm nhưng có xét nghiệm, vì một số người do bệnh nền, chờ vaccine… nên họ không tiêm phòng được.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khôi phục lại kinh tế phải hướng tới mục tiêu cân bằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO