Sản xuất kháng thể chống viêm gan trên vịt con

LẠC LÂM| 28/07/2015 04:04

Những ngày tiếp xúc với nông dân nuôi vịt ở Cần Thơ, Nam thấy họ hay than thở vịt giống mua về nuôi mới vài ngày thì chết, mỗi lần chết gần cả đàn khiến họ điêu đứng.

Sản xuất kháng thể chống viêm gan trên vịt con

Vịt là loại gia cầm được nuôi nhiều nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày tiếp xúc với nông dân nuôi vịt ở Cần Thơ, chàng kỹ sư nông nghiệp Lê Quang Phương Nam thấy họ hay than thở vịt giống mua về nuôi mới vài ngày thì chết, mỗi lần chết gần cả đàn khiến họ điêu đứng.

Đọc E-paper

Dự án "Nghiên cứu sản xuất kháng thể phòng và trị bệnh viêm gan vịt do virus ở thành phố Cần Thơ” của anh bắt đầu từ những trăn trở đó.

Hướng đi của dự án này là sản xuất kháng thể chống viêm gan trên vịt con. Khi thực địa ở các hộ dân để tìm hiểu, Nam nhận thấy vịt thường chết cùng một kiểu nghoẹo đầu, chân duỗi thẳng và nguyên nhân là do căn bệnh viêm gan trên vịt con vài ngày tuổi.

Trong dự án này, Nam hướng đến kháng thể chứ không phải tạo ra một loại vắc-xin mới bởi đa số nông dân vốn không rành về vắc-xin, vốn chỉ dùng để phòng ngừa và không thể chích khi vịt mới vài ngày tuổi. Vì vậy sử dụng kháng thể sẽ hiệu quả hơn.

Trên thị trường đang lưu hành rất nhiều loại kháng thể nhưng sử dụng kiểu đại trà, trong khi với căn bệnh viêm gan trên vịt, mỗi vùng miền lại có một biến chủng khác nhau.

Có ba chủng virus viêm gan vịt được các nhà khoa học tìm ra là Type 1, 2 và 3, mỗi loại lại có những biến chủng riêng nên kháng thể đại trà ít hiệu quả. Vì vậy dự án của Nam tập trung nghiên cứu kháng thể Type 1 đặc hiệu sử dụng cho địa bàn thành phố Cần Thơ và vùng lân cận.

Để có thể phân loại các biến chủng cả mới và cũ trên đàn vịt ở Cần Thơ, Nam và các bạn trong nhóm phải tỏa ra các nơi thu thập 250 vịt con bị bệnh để thống kê. Điều đặc biệt, kháng thể phòng bệnh sẽ được sản xuất từ trứng gà.

Anh cho biết: Sau khi lấy mẫu, xác định được 10 chủng virus, lựa chọn 7 chủng gây bệnh nhiều nhất để định nồng độ, từ đó xác định nồng độ kháng nguyên tiêm vào cơ thể gà đang đẻ trứng vì virus này chỉ không gây bệnh trên gà. Kháng nguyên này sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh và truyền qua lòng đỏ trứng.

Những chủng virus phân lập từ các ca bệnh sẽ kích thích gà sinh ra kháng thể và ly trích nó từ trứng gà. Việc tiếp theo là thử nghiệm với kháng thể thu được. Kết quả bước đầu thu được đã cho thấy hiệu quả tốt, tỉ lệ vịt con chết đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, theo Nam, đề tài này quá rộng mà được thực hiện trong thời gian chỉ 6 tháng, điều kiện trang thiết bị trong phòng thí nghiệm còn hạn chế nên cần phải có thời gian để nghiên cứu kỹ hơn nữa để hoàn thiện. PGS-TS. Trần Ngọc Bích (Đại học Cần Thơ) đánh giá: "Đề tài của Nam là đề tài đầu tiên nghiên cứu về bệnh viêm gan do virus tại khu vực Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài này góp phần rất lớn giúp xác định, phân loại chủng virus để sản xuất kháng thể đặc hiệu phòng và trị bệnh".

>Khởi nghiệp với tỏi đen

>Tìm "vị ngọt" trong... hạt tiêu

>Giải cứu hành tím với Chitosan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sản xuất kháng thể chống viêm gan trên vịt con
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO