Lập mô hình kinh doanh: Phải cụ thể hóa

BÍCH TRÂM - Ảnh: VÂN THẢO| 16/09/2016 09:41

Tính cụ thể hóa là một trong những yếu tố sống còn của một mô hình kinh doanh.

Lập mô hình kinh doanh: Phải cụ thể hóa

Ngày thi thứ 4 của Vòng chung khảo Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2016 vừa diễn ra trong hôm nay 16/9 với nhiều phần thuyết trình đề án kinh doanh được đánh giá cao về mặt ý tưởng và tính khả thi.

Các giám khảo chấm thi gồm: Bà Đinh Hà Duy Trinh – Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP DV Công nghệ Tin học HPT; ông Tiền Gia Trí – Giám đốc điều hành Công ty CP Sản phẩm Đặc biệt Mekong; bà Trần Trang Nhã - Giám đốc nhân sự Công ty DHL Global Forwarding Việt Nam, Lào, Campuchia; bà Phan Thị Tuyết Mai – TGĐ Công ty Thủy sản Tài Nguyên; ông Trần Ngọc Anh – Chủ tịch Công ty Đầu tư Anh Group; ông Trần Khánh Tùng – Master Marketing Sorbonne.

Trong số các dự án dự thi trong ngày 16/9, có 4 đề án thi nhóm và 5 đề án thi cá nhân, bao gồm:

1/ Dịch vụ cơm sinh viên 3S của nhóm thí sinh Trần Tuyết Anh và Vũ Tuấn Anh

2/ Rau sạch Salad and more của thí sinh Hồ Trần Như Ngọc

3/ Quán cà phê Nhà Tò He của thí sinh Nguyễn Minh Vũ

4/ Ứng dụng mua bán sách cũ The Next Owners của thí sinh Võ Thiện Toàn

5/ Sàn giao dịch du lịch homy.com của nhóm thí sinh Hồ Thy Nhân Ái, Nguyễn Hoàng Trinh và Nguyễn Hoàng Cẩm Tú

6/ Trung tâm mua – bán và tư vấn về ý tưởng IdeaHub của nhóm thí sinh Nguyễn Xuân Khoa và Lê Thị Kim Khang

7/ Giải pháp dịch vụ khách sạn InstandBook của thí sinh Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm

8/ Sàn âm nhạc trực tuyến Oyomedia của thí sinh Phạm Minh Nhựt

9/ Dịch vụ cho thuê bếp Mr.Apple của nhóm thí sinh Giang Thế Nam và Phạm Lê Thùy Trang

Dịch vụ cơm sinh viên 3S của nhóm thí sinh Trần Tuyết Anh và Vũ Tuấn Anh được giám khảo Đinh Hà Duy Trinh và giám khảo Trần Trang Nhã đánh giá cao vì thoát ra được lối mòn của hình thức kinh doanh truyền thống
Sau khi trình bày đề án rau sạch Salad and more, thí sinh Hồ Trần Như Ngọc lắng nghe tư vấn từ các giám khảo: Để tăng tính khả thi của đề án, nên giới hạn quy mô và tập trung cụ thể vào một loại sản phẩm
Giám khảo Tiền Gia Trí cho rằng phần trình bày đề án Quán cà phê Nhà Tò He của thí sinh Nguyễn Minh Vũ sẽ có tính thuyết phục hơn nếu tập trung tốt vào các giá trị cốt lõi
Với ứng dụng mua bán sách cũ The Next Owners, thí sinh Võ Thiện Toàn mong muốn có thể cổ vũ văn hóa đọc và nâng cao hơn nữa dân trí của người Việt
Sàn giao dịch du lịch homy.com của nhóm thí sinh Hồ Thy Nhân Ái, Nguyễn Hoàng Trinh và Nguyễn Hoàng Cẩm Tú được giám khảo Trần Khánh Tùng khen ngợi vì ý tưởng khá nhưng cách triển khai vẫn còn nhiều “hạt sạn” cần phải lưu ý
Trung tâm mua – bán và tư vấn về ý tưởng IdeaHub của nhóm thí sinh Nguyễn Xuân Khoa và Lê Thị Kim Khang được lưu ý rằng nên chọn cách làm vừa phải hơn, tránh việc quá ôm đồm. Theo giám khảo Phan Thị Tuyết Mai, đề án này có tính khả thi nhưng cần lưu ý thêm về quá trình áp dụng Business Model canvas
Giải pháp dịch vụ khách sạn InstandBook của thí sinh Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm là một trong những đề án khởi nghiệp kinh doanh có tính khả thi cao trong ngày thi thứ 4 tại Vòng chung khảo GTTNLVC 2016
Thí sinh Phạm Minh Nhựt thuyết trình bảo vệ đề án kinh doanh sàn âm nhạc trực tuyến Oyomedia
Ý tưởng về dịch vụ cho thuê bếp Mr.Apple của nhóm thí sinh Giang Thế Nam và Phạm Lê Thùy Trang nhận được nhiều lời góp ý từ ban giám khảo về việc chọn địa điểm kinh doanh, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng...
Giám khảo và các thí sinh dự thi Vòng chung khảo GTTNLVC 2016 vào ngày thi thứ tư 16/9

>Tính khả thi của đề án: Không chỉ là những con số

>Nuôi đam mê kinh doanh từ giảng đường

>6 bẫy cần tránh khi khởi nghiệp kinh doanh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lập mô hình kinh doanh: Phải cụ thể hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO