Trong một bức thư gửi cháu trai khi anh này quyết định tới Omaha (Mỹ) để lập nghiệp, ông Zebulon - cụ cố của Warren Buffet đã viết rằng: “Cháu đừng mong có thể kiếm được nhiều tiền ở đó, ông chỉ hy vọng công việc kinh doanh của cháu sẽ tốt đẹp hơn vào mùa xuân. Nhưng nếu cháu không thể làm được điều đó, hãy từ bỏ kịp thời để thanh toán hết nợ nần và giữ lại chữ tín cho mình, bởi vì nó còn quan trọng hơn cả tiền bạc”.
Có thể thấy rằng sự thận trọng và ý thức về chữ tín trong kinh doanh, “nhà hiền triết xứ Omaha” đã được thừa hưởng từ tổ tiên của mình. Và xem trọng chữ tín thì chưa chắc đã nổi tiếng, nhưng với những doanh nhân nổi tiếng thì chữ tín quan trọng hơn tất cả.
Thời điểm năm 2015, Tập đoàn Hải Âu là cái tên khá non trẻ trên thị trường điện máy, điện lạnh công nghiệp ở Việt Nam. Với số vốn không quá dồi dào như những ông lớn khác trong khi sức ép cạnh tranh, đào thải nghiệt ngã trên thị trường chưa bao giờ hết nóng, điện máy Hải Âu hoàn toàn có thể lựa chọn việc liên doanh sản xuất những chiếc máy làm đá viên, máy làm kem tươi… với chất lượng thấp hơn.
Tuy nhiên, kiên định với triết lý “kinh doanh bằng sự tử tế” và chiến lược “cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thay vì giá cả” mà Tập đoàn Hải Âu đặt ra từ khi thành lập năm 2011, Hải Âu Group đã không chọn cách giảm chất lượng sản phẩm để cạnh tranh về giá, vì tập đoàn cho rằng đó chính là sự “thất tín” đối với người tiêu dùng.
Trong giai đoạn này, Hải Âu Group tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp từ hình dáng bên ngoài đến tính năng các sản phẩm và tung ra những sản phẩm với chất lượng cao nhất. Đến nay, trải qua 9 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Hải Âu đã trở thành một thương hiệu vững mạnh trên thị trường, chiếm được niềm tin yêu trong tâm trí người tiêu dùng nhờ luôn giữ chữ “tín”.
Chia sẻ về quan niệm chữ “tín” trong kinh doanh, ông Nguyễn Hồng Quân - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hải Âu cho rằng: “Chữ tín của doanh nghiệp thể hiện ở việc doanh nghiệp làm đúng tất cả các cam kết với khách hàng, từ đảm bảo chất lượng sản phẩm, thái độ bán hàng của nhân viên đến chế độ bảo hành sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Với tôi, một doanh nghiệp mà mất vốn thì có thể kiếm lại được nhưng đã mất uy tín là mất tất cả”.
Fujita - một công ty của Nhật Bản chuyên sản xuất dao, nĩa đã nhận được một hợp đồng giao 3 triệu chiếc dao nĩa cho một công ty thực phẩm ở Chicago (Mỹ) vào ngày 1/9. Tuy nhiên, một vài sự cố thiết bị xảy ra khiến lô hàng chỉ được hoàn tất vào ngày 30/8, tức truớc hạn giao đúng một ngày. Nếu áp dụng cách giao hàng như đã thỏa thuận (vận chuyển bằng tàu, thời gian giao mất 1 tháng) đồng nghĩa với việc lô hàng không thể đến Chicago đúng hạn.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, hãng Fujita đã quyết định thuê trọn gói chiếc máy bay Boeing 707 để chở toàn bộ lô hàng đến Chicago đúng hạn đã cam kết, dù số tiền bỏ ra cao gấp trăm lần so với giá cước thuê tàu sẽ khiến lợi nhuận của Fujita bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc làm này khiến công ty thực phẩm của Mỹ vô cùng cảm động và khâm phục. Để rồi những năm sau đó, họ tiếp tục đặt mua dao nĩa của Fujita với số lượng tăng gấp đôi, gấp ba và trở thành khách hàng thân thiết của hãng trong suốt thời gian dài…
Nhớ lại một vài năm gần đây, không ít các vụ việc doanh nghiệp làm ăn gian dối bị phanh phui, lớn có, nhỏ có… Hậu quả ra sao thì ai cũng đã biết, ban đầu thì bị người tiêu dùng tẩy chay, thóa mạ dẫn đến điêu đứng thậm chí giải thể, chưa kể chủ doanh nghiệp còn có nguy cơ vướng vòng lao lý. Ngày xưa thì “ù xòe” được vì ta chưa hội nhập, còn ngày nay, khi Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ, việc tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm quá dễ dàng. Mọi tranh chấp không giải quyết được sẽ bị đưa ra tòa án, nên nếu doanh nghiệp nào cố tình lừa dối trong kinh doanh thì khó có thể tồn tại lâu dài.
Từ xưa đến nay, những người biết giữ chữ “tín” luôn được kẻ khác trọng vọng. Với các doanh nghiệp cũng không ngoại lệ, dù đó chỉ là một cam kết với khách hàng thì phải thực hiện bằng mọi cách. Nói xa hơn làm được như vậy là chính doanh nghiệp đã tạo cho mình một thương hiệu trên thị trường.