Quốc tế

Khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu thông qua đầu tư định cư

M.Minh 16/12/2023 - 14:08

Trong Báo cáo đầu tiên về “Sự giàu có và Bền vững” được công bố ngày 28/11, Henley & Partners – đơn vị tư vấn đầu tư định cư và lấy quốc tịch nhấn mạnh rằng đầu tư định cư có thể hỗ trợ giải quyết những thách thức toàn cầu quan trọng này.

Báo cáo phân tích hơn 150 điểm dữ liệu dựa trên 5 thông số chính về sự bền vững và giàu có, bao gồm mật độ dân số và lượng khí thải CO2 bình quân đầu người, kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, cũng như dữ liệu về tầng lớp giàu có và tài sản bình quân đầu người từ công ty nghiên cứu tài sản toàn cầu New World Wealth.

Báo cáo tập trung phân tích các quốc gia G7, các quốc gia thành viên BRICS và 6 quốc gia sẽ gia nhập vào tháng 1/2024 (Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và UAE) cùng 19 quốc gia tiếp nhận đầu tư định cư, cho phép các nhà đầu tư được quyền cư trú hoặc lấy quốc tịch khi đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.

maxresdefault_81820890.jpg

Báo cáo phân tích cho thấy hầu hết các quốc gia có chương trình đầu tư định cư đều thuộc nhóm giàu có (mức tài sản bình quân đầu người từ 50.000 USD – 300. 000 USD) hoặc nhóm siêu giàu (mức tài sản bình quân đầu người trên 300.000 USD). Vốn chỉ tính tài sản có thể đầu tư thanh khoản của các cá nhân, tài sản bình quân đầu người là một chỉ số đáng tin cậy về sức khỏe tài chính của một nền kinh tế và 10 quốc gia dẫn đầu về tài sản bình quân đầu người đều là các quốc gia tiếp nhận đầu tư định cư. Trong đó, Luxembourg đứng vị trí số 1 với tài sản bình quân đầu người là 580.000 USD, theo sau là Thụy Sĩ (352.000 USD) và Úc (205.300 USD). Kế tiếp là Singapore (202.500 USD) và Mỹ đứng vị trí thứ 5 (cao nhất trong các nước G7) với tài sản bình quân đầu người là 198.200 USD.

Báo cáo cũng chỉ rõ, thích ứng với biến đổi khí hậu là một lĩnh vực quan trọng đòi hỏi vốn đầu tư lớn. “Chúng ta cần có đủ nguồn tài trợ để xây dựng khả năng phục hồi trước những thách thức môi trường ngày càng lớn do biến đổi khí hậu. Đồng thời, sự hỗ trợ tài chính là cần thiết để chuyển đổi sang một xã hội bền vững, giảm carbon trên quy mô toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu hiện đã vượt quá 1,25˚ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, và biến đổi khí hậu cũng đang và sẽ gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của các quốc gia trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp hơn.”

Tìm hiểu thêm tại: henleyglobal.com/contact/office-vietnam. Hoặc vietnam@henleyglobal.com;

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu thông qua đầu tư định cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO