Kỳ 3: Điêu khắc dân gian vào phố

BÍCH HỒNG| 14/07/2011 04:11

Một bức tượng gốm đất nung đặt ngay cửa vườn nhà doanh nhân. Một pho tượng Phật ngự giữa vườn nhà của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Một họa sĩ trẻ mới đây triển lãm tác phẩm gồm 30 pho tượng Phật cách điệu lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc đình, chùa.

Kỳ 3: Điêu khắc dân gian vào phố

Một bức tượng gốm đất nung đặt ngay cửa vườn nhà doanh nhân. Một pho tượng Phật ngự giữa vườn nhà của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Một họa sĩ trẻ mới đây triển lãm tác phẩm gồm 30 pho tượng Phật cách điệu lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc đình, chùa. Những tác phẩm điêu khắc dân gian dần đi vào đời sống để trả lời câu hỏi: Cơ sở nào cho điêu khắc hiện đại phát triển?

>Kỳ 2: 40 năm tượng đài vẫn... như xưa

>Chuẩn bị đất sống cho nghệ thuật điêu khắc

Tượng nhà mồ trong quán cà phê

Một bức tượng gốm đất nung đặt ngay cửa vườn nhà doanh nhân. Một pho tượng Phật ngự giữa vườn nhà của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Một họa sĩ trẻ mới đây triển lãm tác phẩm gồm 30 pho tượng Phật cách điệu lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc đình, chùa. Những tác phẩm điêu khắc dân gian dần đi vào đời sống để trả lời câu hỏi: Cơ sở nào cho điêu khắc hiện đại phát triển?

Từ “Giấc mơ Phật” của họa sĩ Nguyễn Tuấn

Đầu năm 2011, họa sĩ Nguyễn Tuấn đã tổ chức triển lãm 30 tác phẩm điêu khắc mang tên “Giấc mơ Phật” tại Hà Nội, một triển lãm thu hút khá đông người xem, trong đó có không ít người nước ngoài. Những khối tượng nửa quen thuộc nửa lạ lẫm tạo cảm giác phiêu lãng, quen vì đường nét điêu khắc thụ hưởng toàn bộ thần thái của những nghệ nhân dân gian vốn rất thạo điêu khắc tượng thờ cúng, nhưng nghệ nhân đã sử dụng phong cách điêu khắc hiện đại để tạo cho tác phẩm những bố cục mới lạ.

Họa sĩ Nguyễn Tuấn cho biết, thần thái của tác phẩm anh lấy từ gương mặt đời thực vây quanh cuộc sống, anh nhìn thấy hình ảnh của Phật trong từng dáng người trong đời thường và quyết tâm theo đuổi dự án thể hiện những tác phẩm hiện đại dựa trên phong cách điêu khắc dân gian. Tác phẩm được người xem ưa thích và rất nhiều người muốn mua.

Một bộ phận giới sáng tác đã ủng hộ con đường của Nguyễn Tuấn, kế thừa tinh hoa nghệ thuật dân gian là hành trình ngắn để tác phẩm đi vào cuộc sống.

Dự án con đường gốm sứ tại Hà Nội do họa sĩ Nguyễn Thu Thủy chủ trì, một thể loại tranh kết hợp điêu khắc trên gốm, đã thu hút được nhiều nhà tài trợ cùng với nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài nước và dành nhiều đoạn cho các đề tài dân gian, tái hiện lịch sử dựng nước và xuyên suốt chiều dài văn hóa bằng chính những đường nét điêu khắc dân tộc.

Đó là điểm tựa vững vàng khi đưa tác phẩm nghệ thuật ra không gian công cộng, bởi công chúng dễ dàng cảm thụ những cách tân dựa trên truyền thống hơn là sự thể nghiệm táo bạo. Tác phẩm có phong cách dân gian tạo được cảm xúc ở du khách quốc tế.

Nhà điêu khắc người Na Uy Oyvin Storbaekken, giáo sư đại học chuyên ngành mỹ thuật, đã rất thán phục sự tinh xảo, nét hoa mỹ và chủ đề sáng tạo của các loại tượng thờ cúng như sư tử đá, tượng Phật... khi ông dừng chân ở núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) để xem nghệ nhân làng Non Nước tạo tác.

Ông nhận xét, tác phẩm mang đậm chất dân gian, nhưng cũng rất hiện đại. Họ có thể trở thành những nghệ sĩ thực thụ nếu có điều kiện làm việc ở một trung tâm điêu khắc nghệ thuật.

Chính ông Oyvin Storbaekken đã xúc tiến kêu gọi tài trợ để lập dự án Quỹ Điêu khắc đá Đà Nẵng với mục đích phát triển điêu khắc đá lên trình độ nghệ thuật quốc tế, đưa tác phẩm của làng đá này đi khắp thế giới.

Sau gần 10 năm hoạt động, tác phẩm điêu khắc đá của nghệ nhân làng đá Non Nước với phong cách nghệ thuật cổ truyền và kỹ thuật hiện đại đã đi khắp châu Âu, có mặt ở nhiều công viên, khu du lịch ở Na Uy. Điêu khắc mang hơi thở dân gian, truyền thống đã tìm được chỗ đứng không chỉ trong nước, mà cả ở châu Âu.

Thị trường rộng cho điêu khắc dân gian

Tượng Phật - tác giả: Nguyễn Tuấn

Với thị trường du lịch phát triển như hiện nay, ngành điêu khắc đã tìm được nhiều “đầu ra” cho tác phẩm. Tại các khu du lịch 4 - 5 sao, các chủ đầu tư dành khoản kinh phí lớn cho việc điêu khắc trang trí không gian chung.

Tại tiền sảnh, vườn của Furama, The Namhai, Life resort (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang) đều sử dụng tượng, phù điêu mang phong cách điêu khắc Chămpa để tạo ấn tượng văn hóa bản địa. Tuy nhiên, các tác phẩm không sao chép mỹ nghệ mà là sáng tác nghệ thuật.

Các khu du lịch ở Huế lại ưa thích điêu khắc truyền thống của cố đô cũ, từ tượng Phật, tượng mô tả sinh hoạt của người bình dân đến các loại phù điêu bằng chất liệu pháp lam.

Điêu khắc dân gian của các tộc người Tây Nguyên đã đi từ tượng nhà mồ sang mô tả đời sống hiện đại ở các công viên, nhà hàng, quán cà phê. Du khách đến Kontum sẽ được giới thiệu tham quan quán cà phê Êva, với đặc điểm nổi bật là bộ sưu tập tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian Gia Rai, Ê Đê, cạnh đó là các tác phẩm mới của các họa sĩ sáng tác theo phong cách tượng nhà mồ.

Tượng gỗ Tây Nguyên đang được giới yêu nghệ thuật cả nước sưu tập. Các họa sĩ đến các làng nghề không chỉ thể nghiệm về chất liệu, mà không ngừng học hỏi phong cách sáng tạo từ dân gian, những bố cục truyền thống, sự lạc quan của tinh thần trong tác phẩm.

Những dự án điêu khắc cho các không gian công cộng hầu hết đều ưu tiên cho đề tài “an toàn” mang phong cách dân gian, nhưng để cổ vũ cho phong cách này phát triển thì cần một sự đổi mới làm cho sự sáng tạo nghệ thuật có đất sinh sôi. Điêu khắc mọc rễ trên nền văn hóa truyền thống sẽ đóng góp một phần vào sự khởi sắc của điêu khắc hiện đại còn nhiều lúng túng trong hội nhập với mỹ thuật thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kỳ 3: Điêu khắc dân gian vào phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO