Cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường toàn cầu

BÁ ƯỚC| 12/03/2018 01:10

Bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế chóng mặt đã biến Trung Quốc trở thành nước xả thải carbon nhiều nhất thế giới và giờ đây, cuộc chiến chống lại ô nhiễm của nước này có thể sẽ khiến toàn bộ thị trường thế giới thay đổi.

Cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường toàn cầu

40 năm phát triển kinh tế được trả giá bằng môi trường xuống cấp trầm trọng. Ảnh; Kyodo News

Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng khắc phục tình trạng ô nhiễm mà không làm tổn hại đến nền kinh tế. Thậm chí, Trung Quốc còn tham vọng sử dụng chính các chính sách cải thiện về môi trường để hòng đưa mình lên vị trí lãnh đạo toàn cầu trong đổi mới công nghệ. Dưới đây, hãng tin Bloomberg đã đưa ra một vài cái nhìn về những tác động có thể phát sinh từ nỗ lực khắc phục môi trường ở cả trong lẫn ngoài Trung Quốc.

Tình trạng ô nhiễm không khí của Trung Quốc nghiêm trọng đến mức, vào năm 2015, nhóm nghiên cứu môi trường phi lợi nhuận - Berkeley Earth - ước tính rằng nó đã khiến cho khoảng 1,6 triệu người chết mỗi năm ở Đại lục. Các tỉnh công nghiệp phía Bắc như Sơn Tây - nơi chuyên khai thác than và tỉnh Hà Bắc - khu vực chuyên sản xuất thép là những nơi có sương mù xuất phát từ khói bụi bao phủ dày đặc nhất.

Link bài viết

Đăc biệt, các tỉnh nói trên là nơi có lượng phát thải bụi không khí PM2,5 lớn nhất thế giới. PM2,5 là loại bụi nguy hiểm nhất cho sức khoẻ con người, vì nó có thể bị mắc kẹt trong phổi. Lượng bụi này, một khi đã phát tán, có thể trải dài trong từ Mông Cổ cho tới biển Hoàng Hải và thậm chí, có thể đến cả Hàn Quốc.

Được biết, các quan chức Trung Quốc cho hay nước này sẽ chi thêm 40,5 tỷ CNY (6,4 tỷ USD) để giảm 19% mức ô nhiễm không khí và giảm 3%  lượng phát thải sulfur dioxide và nitơ ôxit.

Lớn hơn Tesla

Ngoài ra, cuộc chiến chống ô nhiễm không khí của Trung Quốc cũng phù hợp với sự thắng thế của ngành công nghiệp điện toàn cầu. Có thể, Tesla của Elon Musk được xem như công ty nổi tiếng nhất thế giới trong lĩnh vực này, nhưng Trung Quốc lại là quốc gia có doanh số bán ra của xe điện lớn nhất thế giới, kể từ năm 2015. Nước này cũng nhắm tới mức 7 triệu chiếc vào năm 2025.

Để đạt được điều đó, Trung Quốc đã hỗ trợ cho các nhà sản xuất và thắt chặt quy định đối với những chiếc xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Những người được lợi bao gồm BYD - công ty được hậu thuẫn bởi tỷ phú Warren Buffett và Geely - hãng sản xuất ô tô được Goldman Sachs Group đề nghị mua cổ phiếu.

ban-xe-dien-doanh-nhan-sai-gon-png_15208

Dự đoán doanh số bán xe điện (triệu đơn vị) của các nước cho tới năm 2040. Ảnh: Bloomberg.

Ranh giới năng lượng sạch

Trên toàn thế giới, giá pin năng lượng mặt trời đang giảm, đồng nghĩa với việc quá trình thoát ly khỏi các loại hình năng lượng thải ra carbon đang được xúc tiến nhanh hơn. Điều này có được là nhờ vào quy mô to lớn của các khoản đầu tư cho năng lượng sạch từ Trung Quốc. Theo ước tính của Bloomberg New Energy Finance (BNEF), Trung Quốc đã chi gấp 2 lần Mỹ cho sản xuất năng lượng sạch và hai phần ba pin mặt trời tại Mỹ được sản xuất ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nơi có các công ty năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới, bao gồm JinkoSolar và Yingli Green Energy.

Nhưng, Trung Quốc không muốn dừng lại ở đó. Ngoài gió và mặt trời, nước này còn đang tiến hành nghiên cứu những nguồn năng lượng khác như công nghệ hydrogen - một giải pháp thay thế cho than đá.

xa-thai-carbon-png_1520827036.jpg

Lượng khí thải carbon của Trung Quốc và các nước qua các năm (tấn). Ảnh: Bloomberg

Đi theo dòng tiền

Xu hướng về năng lượng sạch vẫn đang ngày một thắng thế trên toàn thế giới. BNEF dự báo đầu tư toàn cầu cho sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng mới sẽ vượt quá 10 nghìn tỷ USD, từ năm 2017 đến năm 2040. Trong số tiền vừa nêu, khoảng 72% được dự kiến ​​sẽ chi cho năng lượng tái tạo, với mức phân bổ đồng đều cho năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Ngoài ra, nỗ lực cắt giảm sản xuất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc cũng nằm trên cùng một lộ trình với việc làm sạch môi trường. 

Cùng kết hợp lại, tất cả các yếu tố nói trên gây ra tác động mạnh mẽ đến giá cả hàng hóa. Giá than, thép, và nhôm tăng vọt trong năm ngoái khi các nhà máy và các mỏ khai thác ở Trung Quốc phải đóng cửa. Cũng vì tuân theo các quy định mới về xả thải, giá giấy cũng tăng vọt. Một số thị trường đã hồi phục phần nào kể từ đó, nhưng một số khác thì không.

Bầu trời trong sạch hơn

Link bài viết

Trong năm 2017, mật độ PM2,5 trung bình hàng ngày tại Bắc Kinh chỉ gần bằng 1/3 so với năm 2015, trong khi các thành phố lớn khác chỉ giảm 10%. Kết quả này có được không phải chỉ nhờ riêng việc nâng cao chất lượng không khí. Trung Quốc cũng đã ngừng chấp nhận giấy và chất thải nhựa từ các nước khác - động thái phản hồi lại mối lo ngại của công chúng về ô nhiễm và suy giảm nhu cầu về phế liệu

Khi Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình - thúc đẩy một cách chiến lược môi trường "xanh" hơn, quan chức ở mọi cấp chính quyền đang ráo riết biến những chỉ đạo của ông thành hành động. Cụ thể, Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập một lực lượng cảnh sát đặc biệt và các nhà máy gây ô nhiễm đã bị đóng cửa. Các quan chức đã cấm việc sử dụng than đá, tăng sử dụng khí tự nhiên.

Hơn nữa, Trung Quốc đang xem những ngành công nghệ cao như ô tô điện và pin mặt trời là cơ hội để dẫn đầu thế giới, để đặt ra tiêu chuẩn và mở rộng thị trường. Song, khắc phục lượng thải carbon ở trong nước là một chuyện, còn có giành được tín nhiệm từ người tiêu dùng trên thế giới để trở thành một siêu cường công nghệ hay không, lại là một chuyện khác

(Theo Nhip cầu đầu tư - Tựa bài do DNSG Online đặt lại)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO