Thực tế ảo kén người dùng

ĐẶNG HÙNG| 08/06/2017 03:59

Vài năm trở lại đây, Virtual Reality (thực tế ảo) đã tạo nên cơn sốt trong giới người dùng yêu công nghệ...

Thực tế ảo kén người dùng

Vài năm trở lại đây, Virtual Reality (thực tế ảo) đã tạo nên cơn sốt trong giới người dùng yêu công nghệ. Trong năm 2016, khi Samsung chính thức bước chân vào thị trường thực tế ảo với kính GearVR, người dùng đã và đang có cơ hội dễ dàng tiếp cận công nghệ mới mẻ và đầy sức hút này.

Đọc E-paper

Do vậy, hàng loạt "ông lớn" cũng đua nhau đổ tiền đầu tư vào thực tế ảo, như HTC, Google và cả Microsoft... Ông chủ Mark Zuckerberg của Facebook từng chia sẻ, công nghệ thực tế ảo là "ứng cử viên sáng giá nhất" khi tạo dựng một nền công nghiệp điện toán hoàn toàn mới. Nhưng việc này chưa chắc sẽ thành công nếu người dùng không hào hứng chấp nhận như với smartphone và mạng xã hội, bởi vì đã có rất nhiều "cái chết" đoản hậu như Google+, Yahoo!360, hoặc thậm chí là Blogger...

Sản phẩm giải trí kén người dùng

Tập đoàn Deloitte tại Anh, chuyên nghiên cứu thị trường, cho biết, năm 2016, các nội dung thực tế ảo cho thị trường game đã thu về hơn 300 triệu USD. Năm 2012, Facebook đã mua lại Oculus, một hãng chuyên sản xuất các nội dung và thiết bị thực tế ảo cao cấp, nhưng hiện nay, nội dung thực tế ảo thiết thực nhất vẫn xoay quanh các ứng dụng trò chơi. Đây chính là lý do khiến thực tế ảo vẫn chưa được nhiều người dùng đón nhận. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, nội dung thực tế ảo chỉ phục vụ cho nhu cầu chơi game là chính.

Các nội dung thực tế ảo ngoài việc khiến trải nghiệm chơi game thật hơn, ấn tượng hơn, còn cho phép người dùng xem các nội dung số khác theo định dạng tràn ngập 360 độ ở mọi góc nhìn.

>>Cuộc đua chip trong "thế giới thực tế ảo"

Nhờ công nghệ ngày càng phát triển, hình ảnh ngày càng sắc nét và các thiết bị ngày càng trở nên mạnh mẽ, việc thu hình, xử lý và tái tạo một không gian ảo 360 độ bao trùm người xem, giúp người sử dụng công nghệ thực tế ảo như chìm ngập trong không gian tưởng chừng không thể đến được như rừng rậm Amazon, chuyến du lịch ra ngoài vũ trụ, hoặc lặn dưới đáy đại dương... trở nên dễ dàng và thật hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, để có được trải nghiệm trọn vẹn nhất, người dùng sẽ phải chi ra số tiền không nhỏ cho hệ thống xử lý và trình chiếu hình ảnh. Oculus Rift và HTC Vive là 2 thiết bị trải nghiệm thực tế ảo cao cấp hiện nay có giá không dưới 12 triệu đồng cho bộ kính, chưa kể giá của máy tính để xử lý và nội dung thực tế ảo cũng không hề rẻ.

Một lý do khiến người dùng "quay lưng" với công nghệ này là các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc tham gia thị trường với những bộ kính thực tế ảo sử dụng kèm với smartphone có giá "hấp dẫn" chỉ 100.000 đồng và tất nhiên chất lượng cũng tương xứng với giá cả. Ông Minh Hoàng, ở quận Tân Bình, đặt mua một mắt kính thực tế ảo giá rẻ trên trang bán hàng trực tuyến Lazada và chỉ sau vài lần trải nghiệm đã xếp cất vào tủ.

Ông cho biết: "Người bán không lưu ý khách hàng là không phải smartphone nào cũng sử dụng được. Khi mua về dùng mới biết smarphone cần phải được hỗ trợ cảm biến con quay hồi chuyển bên trong thì khi đeo kính vào mắt, lắc lư đầu, chuyển động mới có tác dụng. Nghĩa là, kính thực tế ảo chỉ phù hợp sử dụng với các smartphone tầm trung trở lên, còn với smartphone giá rẻ thì không có tác dụng".

>>Công nghệ thực tế ảo và những lợi ích có thực

Thận trọng với VR

Theo bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương, Hà Nội), trên thế giới, các thiết bị thực tế ảo đạt tiêu chuẩn đều ghi rõ không thích hợp với trẻ dưới 12 tuổi, do người dùng thiết bị thực tế ảo dễ bị chóng mặt và buồn nôn. Đặc biệt, những người bị cận thị nặng, nhược thị sẽ bị hạn chế cảm thụ không gian trải nghiệm hiệu ứng 3D. Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng thiết bị thực tế ảo trong thời gian dài để tránh ảnh hưởng không tốt đến mắt, nhất là với trẻ em.

Ông Hùng Long, quận Phú Nhuận, quản lý cửa hàng thiết bị game cao cấp, cho biết: "Các thiết bị thực tế ảo cần phải đồng bộ hoặc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, kết hợp với các máy tính có hỗ trợ công nghệ thực tế ảo thì mới hiệu quả. Trong khi đó, một kính thực tế ảo nhựa đang bán trên mạng có thiết kế không chắc chắn, thấu kính bên trong không hoàn toàn trong suốt nên khi người dùng trải nghiệm nội dung thực tế ảo thì hình ảnh nhòe nhoẹt, gây chóng mặt do cảm biến hoạt động không tốt, màn hình của smartphone không đủ tần số quét gây giật hình... Hậu quả là khiến người dùng thành kiến với công nghệ thực tế ảo, không "mặn mà” với công nghệ mới mẻ đầy tiềm năng này".

Ngoài ra, thực tế ảo đang gặp trở ngại khá lớn về phần nội dung vì không có nhiều trò chơi đa dạng, chủ yếu vẫn là những trò như tàu lượn siêu tốc, bắn thây ma di động, hoặc bắn súng đối kháng, không đáp ứng được hết nhu cầu giải trí của người dùng nên chỉ "rầm rộ” vào giai đoạn cuối năm 2016, hiện tại không còn sôi động nữa. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thực tế ảo kén người dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO