Cơ hội cho trái cây Việt Nam… xuất ngoại

Hồng Nga| 14/07/2023 08:00

Những lô hàng trái vải, sầu riêng… liên tục lên đường “xuất ngoại” mở ra nhiều cơ hội cho trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh cho trái cây trong nước, vẫn còn nhiều việc phải làm.

Cơ hội cho trái cây Việt Nam… xuất ngoại

Vải thiều được đóng hộp chuẩn bị xuất khẩu

Áp lực vải thiều 

Central Retail - một tập đoàn bán lẻ lớn của Thái Lan ngày 12/7/2023 đã tổ chức sự kiện quảng bá rầm rộ vải thiều Việt Nam tại trung tâm thương mại CentralWorld (Bangkok, Thái Lan). Tại đây, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chính vụ, có thương hiệu, với chứng nhận GlobalGAP, tem chỉ dẫn địa lý, logo nhãn mác… được giới thiệu đến người dân Thái Lan. 

Trước đó hai ngày, lô hàng 3 tấn vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng đã được Central Retail xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Thái. Cùng với sự kiện tại CentralWorld, trái vải thiều nổi tiếng của Việt Nam đã được trưng bày lên quầy kệ của hệ thống siêu thị Tops Food Hall để bán cho người tiêu dùng ở thủ đô Bangkok. Giá vải thiều của Việt Nam tại Thái Lan là 259 bath/hộp, tương đương 173.000 đồng/kg. 

Ông Olivier Langlet - Tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail Việt Nam cho biết, đẩy mạnh đầu ra cho vải thiều trong mùa vụ này, tập đoàn đã ký kết với tỉnh Bắc Giang tiêu thụ khoảng 300 tấn. Không phải đến bây giờ vải thiều mới tiếp cận người tiêu dùng Thái Lan mà đã có mặt tại thị trường này từ năm 2007.

Đây là thông tin vui cho nhà vườn và doanh nghiệp trong nước nhưng hiện tại, Thái Lan chỉ là thị trường nhỏ. Trung Quốc mới là thị trường lớn nhất của trái vải thiều khi chiếm đến %.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong năm 2022, miền Bắc có 52.000ha diện tích trồng vải thiều, Tây Nguyên có 3.000ha, tổng cộng cả nước 55.000ha. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn như chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cao, lo ngại ùn tắc tại cửa khẩu…

Còn theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng trái cây cả nước trong quý II/2023 ước đạt trên 2,6 triệu tấn. Trong đó, vải thiều đạt 330.000 tấn, nhãn 110.000 tấn. Riêng Bắc Giang, sản lượng vải thiều năm nay đạt trên 180.000 tấn và đều đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Dự kiến, năm 2023, Bắc Giang xuất khẩu khoảng 99.999 tấn vải thiều, chiếm 55% sản lượng.

-8751-1689325654.jpg

Vải thiều Việt Nam hút khách tại Thái Lan

Hiện trái vải Việt Nam đang bị cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc và cả các thị trường xuất khẩu khác. Với thị trường Mỹ, việc chiếu xạ cho sản phẩm còn nhiều khó khăn. Trái vải xuất khẩu chủ yếu là vải tươi, vải thiều đã chế biến nhưng còn giữ nguyên hương vị chưa xuất khẩu được nhiều.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại một hội nghị gần đây cho biết, thị trường Trung Quốc ngày càng gia tăng yêu cầu về chất lượng, kiểm dịch, nhãn mác, đóng gói cũng như quy định liên quan về truy xuất nguồn gốc, bảo quản, vận chuyển, thanh toán... 

Tại các thị trường khác, bên cạnh nhiều rào cản phi thương mại khắt khe, trái cây Việt Nam còn đối mặt với sức mua giảm sút do tình hình lạm phát cao. Nỗ lực giảm giá thành sản phẩm của chúng ta chưa đáp ứng được xu hướng khả năng chi trả của người tiêu dùng giảm.

Còn tại thị trường Singapore, cuối tháng 6/2023, trái vải Trung Quốc cũng đã được quảng bá và đưa lên kệ 19 chuỗi cửa hàng của siêu thị Scarlett - thương hiệu siêu thị Trung Quốc lớn nhất tại Singapore. Điều đáng nói là không chỉ hiện diện tại nơi đây, công ty rau quả Conghua Hualong Quảng Châu - đơn vị cung cấp trái vải cho thị trường này công bố đang nghiên cứu công nghệ bảo quản vải tươi ngon, đảm bảo có thể giữ trái vải tươi lâu ở nhiệt độ nhất định, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài.

Vẫn "rộng cửa" cho trái cây

Bên cạnh vải thiều, sầu riêng đang xuất khá tốt và là nhóm trái cây xuất khẩu tăng mạnh nhất thời gian qua. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 5/2023, trị giá xuất khẩu sầu riêng đạt mức cao nhất từ trước tới nay, với 332 triệu USD, gấp hơn 10 lần so với tháng trước. Tính chung, 5 tháng năm 2023, xuất khẩu quả sầu riêng đạt hơn 503 triệu USD, gấp hơn 18 lần so với cùng kỳ năm trước (27,6 triệu USD).

-5647-1689325654.jpg

Vải thiều là một trong những loại trái cây được đẩy mạnh xuất khẩu

Theo ông Nguyễn Đình Tùng - Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện nhiều loại trái cây Việt Nam đang vào vụ thu hoạch và có đặc tính rải vụ nên xuất khẩu rau quả năm nay được đánh giá còn nhiều dư địa để xuất khẩu. Trong đó, vú sữa, chôm chôm gần như có thể sản xuất quanh năm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp nên giá bán cũng cao gấp nhiều lần. Chỉ riêng 5 loại trái cây gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn, diện tích rải vụ đã chiếm trên 62% tổng diện tích thu hoạch, sản lượng rải vụ chiếm trên 54% tổng sản lượng.

Trong số những loại trái cây kể trên, sầu riêng là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 503 triệu USD, gấp hơn 18 lần so với cùng kỳ năm trước (27,6 triệu USD).

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện còn có cơ hội thúc đẩy phát triển một số mặt hàng tiềm năng khác, trong đó có trái bơ. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), xuất khẩu bơ toàn cầu dự báo đạt 3,9 triệu tấn, trị giá 8,3 tỷ USD vào năm 2030, đưa bơ trở thành mặt hàng trái cây nhiệt đới có giá trị nhất. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng được dự báo là những thị trường nhập khẩu bơ chính vào năm 2030, với lượng nhập khẩu chiếm hơn 70% tổng lượng bơ nhập khẩu toàn cầu.

Cửa rộng là vậy nhưng theo các chuyên gia, cần mở rộng hơn nữa thị trường châu Âu và Mỹ, giảm bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Muốn vậy, nông sản Việt ngoài đảm bảo chất lượng cần hướng đến phát triển chế biến công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô nhỏ, vừa. 

Bên cạnh đó, người dân cũng cần trồng loại cây theo đúng định hướng của địa phương, tập trung vùng trồng, nâng cao tỷ lệ chế biến và đáp ứng được nhu cầu về đa dạng hóa sản phẩm. “Với trái vải, quan trọng nhất là phải đạt chất luông, khuyến khích trồng vải trái to, hạt nhỏ để cạnh tranh tốt với trái vải Trung Quốc ngay chính thị trường của họ và các thị trường Thái Lan, Singapore”, ông Đặng Phúc Nguyên khuyến cáo.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả, đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng hơn 63% so với cùng kỳ và gần bằng kim ngạch xuất cả năm ngoái. Riêng tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 723 triệu USD, tăng hơn 79% so với cùng kỳ năm 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cơ hội cho trái cây Việt Nam… xuất ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO